Mô hình được ước lượng dựa trên mô hình của hai tác giả Aizenman và Glick với việc cập nhập số liệu mới nhất gồm 50 kì quan sát của Trung Quốc, từ quý 2 năm 2000 đến quý 1 năm 2010. Mô hình ước lượng này chỉ đơn giản là một mô hình hồi quy đa biến về sự thay đổi tài sản ròng nội địa dựa trên sự thay đổi tài sản ròng nước ngoài và đưa vào bảng cân bằng, nơi mà sự thay đổi được đo lường qua 4 quý và dựa trên tỷ lệ dự trữ tiền vào cuối mỗi 4 quý. Ngoài ra, mô hình còn xem xét thêm tỉ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa của 4 quý để kiểm soát những biến giải thích khác.
∆DC/RM = α + β0 * ∆FR/RM + β1 * ∆GDP (1)
∆FR/RM là lượng dự trữ ngoại hối ròng được tính trên cơ sở tiền dự trữ.
Lượng dự trữ ngoại hối ròng được định lượng như sau: ∆FR = St * (FRt – FRt-1) – (FLt – FLt-1)
Trong đó: Stlà tỷ giá Yuan/$
FRt, FRt-1 là dự trữ ngoại hối được tính bằng $
FLt, FLt-1 là biểu thị trách nhiệm của ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc, được tính bằng nội tệ.
∆DC/RM là lượng tín dụng nội địa ròng được tính trên cơ sở tiền dự trữ,
được xác định như sau: ∆DC = ∆RM -∆FR. ∆GDP là sự thay đổi trong GDP.
Ước tính các hệ số vô hiệu hóa (β) với mô hình định lượng phương pháp
bình phương bé nhất (OLS) sử dụng cho mẫu 40 quý như nói ở trên. Trong những
trường hợp này, một hệ số đơn nhất, tức là β0 = -1, trên biến ∆FR/RM thể hiện sư
vô hiệu hóa hoàn toàn khi có sự thay đổi trong dự trữ, trong khi β0 = 0, có nghĩa là không có sự vô hiệu hóa. Giá trị của hệ số vô hiệu hóa giữa các cấp trong khoảng -
1< β0< 0, cho thấy sự vô hiệu hóa từng phần.Trong khi đó, ∆GDP được hiểu là tỷ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa.Giả sử cầu tiền ổn định, điều này hiểu là việc mở rộng DC bởi NHTW tại một tỷ lệ tăng trưởng của GDP sẽ đáp ứng sự gia tăng của cầu tiền mà không cần phải tích lũy dự trữ ngoại hối. Như vậy, việc vô hiệu hóa hoàn toàn (β0 =-1) ngụ ý là NHTW cho phép tín dụng nội địa thích nghi với cầu tiền ngày càng cao do GDP tăng trưởng, nhưng ngăn chặn bất kỳ sự mở rộng tín dụng nội địa nào do tích lũy dự trữ ngoại hối. Khi giá trị của vô hiệu hóa nhỏ hơn -1 có thể đại diện cho một chính sách thắt chặt hơn, do những lo lắng về lạm phát. Trong trường hợp này việc tích lũy một đơn vị dự trữ ngoại hối sẽ làm giảm nhiều hơn một đơn vị
tài sản nội địa được nắm giữ bởi NHTW, do đó giảm lượng tiền cơ sở. Tương tự như vậy, khi giá trị của việc vô hiệu hóa lớn hơn 0 có thể cho thấy một chính sách tiền tệ mở rộng, do những lo ngại về một cuộc khủng hoảng tín dụng hoặc bị ảnh
hưởng bởi một cuộc khủng hoảng có hệ thống. Tuy nhiên, phải chú ý rằng hệ số vô hiệu hóa chỉ là một tham số xác định lập trường của chính sách tiền tệ, sự hiểu biết
đầy đủ về chính sách tiền tệ đòi hỏi thông tin về những thay đổi trong yêu cầu dự
trữ ngân hàng tư nhân và ngân hàng quốc doanh, giảm giá các hoạt động.
Hình 11: Hệ số vô hiệu hóa chạy hồi quy 40 quý, quý 2/2000 đến quý 1/2010 của Trung Quốc. -.15 -.10 -.05 .00 .05 .10 .15 2000 2002 2004 2006 2008 2010 _DC_RM01 _FR_RM01
Ta thấy rõ hơn tỉ số vô hiệu hóa và dự trữ ngoại hối là nghịch biến nhau. Trên biểu đồ hồi quy này ta thấy rằng, hệ số vô hiệu hóa của Trung Quốc có xu
hướng tăng từ quý đầu tiên của quan sát, quý 1 năm 2000 và đặt biệt trong năm 2006 tăng mạnh nhất cho thấy sự biểu hiện rõ trong hành vi. Biểu đồ cũng cho thấy rằng hành vi vô hiệu hóa của Trung Quốc bắt đầu bị đảo chiều vào quý 4/2006. Đây
là một bằng chứng cho thấy sự suy giảm trong mức độ vô hiệu hóa của Trung Quốc có thể do hai khả năng. Thứ nhất, tích lũy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong thời gian gần đây có thể được phóng đại đến mức các số liệu báo cáo chưa được
điều chỉnh có những tài khoản chuyển đổi và chuyển dịch của tài sản dự trữ ngoại hối tới quỹ tài sản nhà nước của Trung Quốc và tới ngân hàng nhà nước. Thứ hai, Trung Quốc thực sự đã chạm tới giới hạn của nó trong khả năng vô hiệu hóa những dòng thu dự trữ khổng lồ.
Bảng 2: Kết quả hồi quy tín dụng nội địa ròng của NHTW theo dự trữ ngoại hối ròng và có điều chỉnh theo sự thay đổi trong GDP. Thống kê F kiểm định giả
thuyết với mức ý nghĩa 1%, 10% được đánh dấu tương ứng với *, **, kiểm định hai bên. ∆DC/RM01 = β1 * ∆FR/RM +β2 * ∆GDP + C Variable Coefficient ∆FR/RM -0.6732 (-3.105843)* ∆GDP 0.0345 (1.877098)*** C 0.0146 -1.0631 R-squared 0.5737 Adjusted R-squared 0.5386
Period Sample Quý 1/1999 - Quý 3/2011 Included
observations 50
Hàm hồi quy cho ra kết quả như trên bảng 2, hệ số trên biến dòng thu dự trữ
ngoại hối ròng và tín dung nội địa có tương quan âm, với β1 = -0.6732 ở mức ý nghĩa 1%, kết quả này cho ta thấy một sựảnh hưởng lớn từ việc thay đổi trong dự
trữ ngoại hối sẽ tác động vào hiệu quả của vô hiệu hóa, một sự thay đổi trong FR sẽ
tác dẫn đến sự thay đổi nghịch chiều 67,32% trong DC. Điều này được hiểu rằng những dòng thu đã bị vô hiệu hóa bởi sự cắt giảm tài sản nội địa của NHTW và từ đó sự vô hiệu hóa gia tăng, nghĩa là sự thay đổi trong việc nắm giữ tài sản nội địa ngày càng giảm nhiều hơn. Ngoài ra β2 = 0.0345 ở mức ý nghĩa là 10%, cho thấy sự thay đổi trong GDP và tài sản tín dụng nội địa ròng là cùng chiều với nhau, mặc dù
ảnh hưởng này là không lớn.