Tích lũy dự trữ và phản ứng vô hiệu hóa

Một phần của tài liệu Chinh sach vo hieu hoa (Trang 32 - 36)

Tích lũy dự trữ kéo theo những hệ quả về tiền tệ. Khi NHTW mua các tài sản dự trữ ngoại hối, phải quyết định rằng có nên tài trợ bằng cách giá tăng lượng tiền dự trữ cơ sở, từ đó gây ran guy cơ lạm phát, hay giảm đi tài sản ròng nội địa khiến vô hiệu hóa các tác động lên dự trữ tiền cơ sở trong nước.Các NHTW có thể bù đắp

cụ thị trường, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ hoặc hối phiếu của các NHTW hoặc bằng các nghiệp vụ hoán đổi hoặc mua lại. Nếu là nghiệp vụ hoán đổi, NHTW

đồng ý mua hợp đồng tỷ giá kỳ hạn, trong khi đó, với nghiệp vụ mua lại, NHTW sẽ bán đi các chứng từ có giá với thỏa thuận sẽ mua chúng lại trong tương lai. Khi thị trường suy giảm, một số nhà chức trách tin vào những công cụ phi thị trường, như

là chuyển tiền ký quỹ của chính phủ và những cơ quan tài chính công từ những

ngân hàng thương mại vào NHTW hay bán dự trữ ngoại hối cho chính phủ có thể

giúp chính phủ giảm tối đa mức nợ từ bên ngoài.

Một nghiên cứu của Aizenman và Reuven Glick (2009) cung cấp một biểu

đồ (hình 9), giai đoạn từ năm 1985 đến 2007, thể hiện sự thay đổi của tài sản dự trữ

ngoại hối (FR) và tài sản tín dụng ròng (DC) trong mỗi 4 quý ở NHTW, được vẽ

dựa trên tỷ lệ dự trữ tiền (RM) vào mỗi thời kì 4 quý của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Thái Lan. Dự trữ ngoại hối ròng được xác định bằng cách dựa trên giá trị đồng

đô la định danh của dự trữ ngoại hối và điều chỉnh theo sự thay đổi của tỷ giá hối

đoái, để đưa ra một thang đo giá trị đã điều chỉnh của những thay đổi trong dự trữ

ngoại hối so với đồng tiền nội địa. Tài sản tín dụng nội địa ròng bằng tiền dự trữ cơ

sỡ trừ cho dự trữ ngoại hối ròng. Những giá trị dương của tích lũy dự trữ ngoại hối ròng trong NHTW tương ứng với dòng thu dự trữ ngoại hối. Giá trị âm của tín dụng nội địa ròng tương ứng với các mức sụt giảm tài sản nội địa được nắm giữ bởi những nhà điều hành tiền tệ.

Hình 9: Dự trữ ngoại hối ròng và sự thay đổi tín dụng nội địa ròng của NHTW ở những nước châu Á được chọn (những thay đổi trong 4 quý có liên hệ tới tiền dự trữ cuối 4 quý, tính theo phần trăm).

Nguồn: “Sterilization, Monetary Policy, and Global Financial Intergration”, Aizenma và Glick (2009).

Trường hợp Trung Quốc, những dòng thu tiền dự trữ (tức là ∆FR/RM dương) đã gây ra tác động tiền tệ: quy mô vô hiệu hóa của Trung Quốc bị giới hạn một cách tương đối cho tới nhưng năm 2000; tác động này được tăng lên một cách tổng thể bằng các tác nhân kích thích tiền tệ có được từ việc tăng lên tài sản nội địa của NHTW (có nghĩa là ∆DC/RM dương). Tuy nhiên, từ giữa năm 2002, Trung

Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm gia tăng các dòng tu dự trữ ngoại hối, những dòng thu này tỷ lệ nghịch với việc nắm giữ các tài sản nội địa của NHTW, trước hết thông qua việc mua bán hối phiếu của ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc, kể cả

những dòng thu dự trữ đã được vô hiệu hóa. Sự gia tăng quy mô vô hiệu hóa đầu những năm 2000 ẩn chứa một khả năng tăng lên vượt bậc hành vi vô hiệu hóa của Trung Quốc. Và điều này là đúng, được minh họa trong biểu đồ 10, những năm gần

đây đáng chú ý là năm 2007 dòng thu dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là rất lớn.

Đặt biệt dòng thu này có xu hướng tăng cao ở quý 2 và quý 3 của năm va rất thấp vào quý đầu tiên.

Hình 10: Dự trữ ngoại hối ròng và sự thay đổi tín dụng nội địa ròng của NHTW của Trung Quốc (những thay đổi trong 4 quý có liên hệ tới tiền dự trữ cuối 4 quý, tính theo phần trăm, từ quý 2/2000 đến hết quý 1/2010).

Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã có những dòng thu dự trữ đáng kể sau cuộc khủng hoảng Châu Á. Ở Hàn Quốc, dòng thu dự trữ đã tăng lên trong năm 1999. Tuy nhiên, năm 2000, lại giảm xuống một mức nào đó, và sau đó lại tăng trưởng lại

trong giai đoạn 2002-2005 xung quanh khoảng thời gian mà Trung Quốc bắt đầu

tăng tỷ lệ dự trữ. Những nhà điều hành tiền tệ Hàn Quốc phản ứng lại tác động tiền tệ của các dòng thu bằng cách vô hiệu hóa. Ở Thái Lan cũng xuất hiện một mô hình

tương tự.

Aizenman và Glick (2008b) cho thấy kết quả của những nước được chọn khác trong khu vực châu Á (Singapore, Malaysia, Ấn Độ) và châu Mỹ Latinh

(Argentina, Brazil, và Mexico giai đoạn mẫu cho Argentina và Brazil bắt đầu quý 1/1992 cho Argentina và quý 2/1995 cho Brazil). Trong trường hợp của Argentina, một dòng thu dự trữ khiêm tốn nổi lên năm 2003 sau cuộc khủng hoảng tài chính của chính mình 2001-2002; tuy nhiên, những dòng thu này không bị vô hiệu hóa cho tới cuối năm 2004 khi những thay đổi trong tài sản tín dụng nội địa do NHTW nắm giữ giảm xuống tới mức âm. Đối với Brazil, dòng thu dự trữ bắt đầu gia tăng

vào nữa cuối năm 2004, kéo theo đó là việc vô hiệu hóa dòng tiền này. Mô hình

tương tự dòng thu dự trữ và cân bằng mức sụt giảm trong tài sản nội địa do NHTW nắm giữ cũng xảy ra ở Mexico vào năm 1996 sau những thiệt hại của khủng hoảng

Một phần của tài liệu Chinh sach vo hieu hoa (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)