10 chi đa dạng nhất (1,58% tổng số chi) 129 ,17 4.4 Nguồn gen bị đe dọa
4.7. Nguồn tài nguyên thực vật có ích
Trên cơ sở điều tra, lập danh lục thực vật khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn cũng như tài liệu tham khảo chuyên môn, đã thống kê được trong tổng số 1268 loài thực vật của khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn có 671 loài thực vật có công dụng, chiếm 52,92% tổng số loài của hệ. Kết quả về giá trị sử dụng tài nguyên thực vật của hệ thực vật khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn được ghi nhận trong bảng 4.10.
Bảng 4.10. Giá trị sử dụng của hệ thực vật Hoàng Liên-Văn Bàn
Công dụng Kí hiệu Số loài %
Thuốc Th 497 39,20 Ăn được Ă 108 8,50 Gỗ G 136 10,70 Cây cảnh Ca 82 6,50 Dầu D 27 2,10 Tinh dầu TD 50 3,90 Cây độc Đ 6 0,04
Cây cho tanin, nhựa, nhuộm Ta 12 0,09
Sợi S 25 1,90
Cây có công dụng khác Kh 23 1,80
Tổng số lượt công dụng 966 74,73
Trong số 1268 loài thực vật ở Hoàng Liên-Văn Bàn, chúng tôi đã thống kê được 415 loài có một công dụng (chiếm 32,7% tổng số loài của hệ). Tổng số các loài có hai công dụng là 196 loài (chiếm 15,5%), một số loài đại diện như: Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), Bời lời nhớt (L. glutinosa (Lour.) C. B. Roxb.), Quế đỏ (Cinnamomum tetragonum A. Chev.), Hoắc hương núi
(Agastache rugosa (Fisch. & May) Kuntze), Sồi cánh (Fagus longipetiolata
Seem.), Rau sắng (Melientha suavis Pierre), Hoàng liên trung quốc (Coptis chinensis Franch.), Hoàng liên chân gà (C. quinquesecta Wang),…
Đặc biệt là số loài có nhiều hơn hai công dụng có tới 51 loài (chiếm 4,0% tổng số loài của hệ) với các đại diện như: Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) Henry & H. H. Thomas), Thông tre (Podocarpus nerifolius D. Don), Thích lá quạt (Acer flabellatum Rehd.), Nóng hoa nhọn (Saurauia nepaulensis DC.), Sau sau (Liquidambar formosana Hance), Trẩu trơn (Vernicia fordii (Hemsl.) Airy- Shaw), Trẩu nhăn (V. montana Lour.),… với các công dụng như làm thuốc, lấy gỗ, làm thức ăn hay nhuộm màu…
Tài nguyên cây thuốc
Khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú với 497 loài (chiếm 39.2% tổng số loài của khu vực nghiên cứu) với nhiều loài cây thuốc quí và được sử dụng rộng rãi như: Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Ngũ gia bì (Schefflera spp.), được sử dụng như một vị thuốc tăng lực đối với sức khỏe con người và đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế cộng đồng.
Tài nguyên cây lấy gỗ
Chúng tôi đã thống kê được 136 loài (chiếm 10,7% tổng số loài toàn hệ). Thành phần loài không cao nhưng trong quá trình điều tra chúng tôi thấy các loài cây cung cấp gỗ rất phong phú về số lượng cá thể cũng như độ tuổi của cây.
Tài nguyên cây ăn được
Nhóm loài ăn được có 108 loài (chiếm 8,5% tổng số loài toàn hệ) với các loài đại diện như: Nóng hoa nhọn (Saurauia nepaulensis DC.), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill), Rau khúc vàng (Gnaphalium
hypoleucum DC. ex Wight…), Mùng quân (Flacourtia indica (Burm.f.) Merr. …), Dọc (Garcinia multiflora Champ. ex Benth.), Chòi mòi (Antidesma bunius), Sung (Ficus racemosa), Chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex Gagnep.), Rau sắng (Melientha suavis Pierre…), Táo mèo (Docynia indica
(Wall.) Decne.)…
Tài nguyên cây chứa tinh dầu
Nhóm cây chứa tinh dầu gồm 50 loài, chiếm 3,9% tổng số loài của toàn hệ. Một số đại diện tiêu biểu: Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) Henry & H. H. Thomas), Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus W. W. Smith), Ngũ gia bì gai (A. trifoliatus (L.) Voss.), Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.), Hồi hoa to (Illicium macranthum Diels), Hoắc hương núi (Agastache rugosa
(Fisch. & May) Kuntze),...
Tài nguyên cây làm cảnh
Nhóm các cây làm cảnh có 82 loài (chiếm 6,5% tổng số loài toàn hệ) với các đại diện như: các loài Lan kiếm (Cymbidium aloifolium (L.) Sw.), Hoàng thảo xoắn (Dendrobium tortile Lindl.), Luân lan lộng lẫy (Eulopia spectabilis
(Dennst.) Suresh), Bạch điểm (Thrixspermum centipeda Lour.) trong họ Lan (Orchidaceae), Si (Ficus benjamina L.), Kim giao núi đá (Nageia fleuryi
(Hickel) de Laub.), Đào (Prunus persica (L.) Batsch), Song bào đá (Disporum calcaratum D. Don),…
Nhóm các loài cây còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số loài của toàn hệ nhưng đã góp phần làm tăng tính đa dạng, phong phú nguồn tài nguyên có giá trị sử dụng của hệ thực vật khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn.