Đa dạng về phổ dạng sống

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên (Trang 44 - 47)

10 chi đa dạng nhất (1,58% tổng số chi) 129 ,17 4.4 Nguồn gen bị đe dọa

4.6.Đa dạng về phổ dạng sống

Dạng sống được đánh giá theo tiêu chuẩn của Raunkiaer (1934), tỷ lệ của nhóm dạng sống đã được xác định sẽ lập thành Phổ dạng sống (Spectrum of Bilology – SB). Tỷ lệ phần trăm của nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong bảng 4.9 và hình 4.3. Từ số loài đã xác định được dạng sống, chúng tôi đã thiết lập Phổ dạng sống cho hệ thực vật Hoàng Liên-Văn Bàn như sau:

SB = 73,03 Ph + 7,89 Ch + 3,55 Hm + 5,60 Cr + 7,73 Th

Bảng 4.9. Phổ dạng sống của hệ thực vật khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn

Dạng sống Ký hiệu Số loài % Phổ dạng sống

I.Nhóm cây chối trên Ph 926 73,03 73,03 Ph

a/ Cây gỗ lớn Mg 54 4,26 4,26 Mg

b/ Cây gỗ vừa Me 147 11,59 11,59 Me

c/ Cây gỗ nhỏ Mi 124 9,78 9,78 Mi

d/ Cây có chồi trên lùn Na 166 13,09 13,09 Na

f/ Cây chồi trên thân thảo Hp 180 14,20 14,20 Hp

g/ Cây dây leo Lp 159 12,54 12,54 Lp

h/ Cây kí sinh hay bán kí sinh Pp 11 0,87 0,87 Pp

II. Nhóm cây chồi sát đất Ch 100 7,89 7,89 Ch

III. Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 45 3,55 3,55 Hm

IV. Nhóm cây chồi ẩn Cr 71 5,60 5,60 Cr

V. Nhóm cây một năm Th 98 7,73 7,73 Th

Tổng số 1240 97,79

Số loài không tính: 1268 – 1240 = 28 loài (chiếm 2,21% tổng số loài).

Hình 4.3. Biểu đồ phổ dạng sống hệ thực vật khu BTTN HL - VB

Qua Phổ dạng sống cho thấy: Nhóm cây chồi trên chiếm tỷ lệ cao nhất, ưu thế hơn hẳn so với các nhóm còn lại. Điều đó cho thấy tính chất nhiệt đới của hệ thực vật tại Hoàng Liên-Văn Bàn.

Trong nhóm cây chồi trên mặt đất (bảng 4.9 và hình 4.4), phổ dạng sống của nó là:

Ph = 4,26 Mg + 11,59 Me + 9,78 Mi + 13,09 Na + 6,70 Ep + 14,20 Hp + 12,54 Lp + 0,87 Pp; trong đó cây chồi trên thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất (14,20%

tổng số loài), tiếp đến là cây có chồi trên lùn (13,09%), cây dây leo (12,54%), cây gỗ nhỡ chiếm tỷ lệ 11,59%), tiếp theo là dạng sống của cây gỗ nhỏ (9,78%), cây bì sinh (6,70%). Cây gỗ lớn cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (4,26%). Như vậy ta có thể khẳng định hệ thực vật tại khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn mang tính nhiệt đới núi thấp (điều kiện ẩm nhưng địa hình thấp), nên dạng sống ưu tiên cho các nhóm cây thân thảo, cây bụi, cây dây leo, gỗ vừa và nhỏ.

Hình 4.4. Biểu đồ phổ dạng sống nhóm cây chồi trên hệ thực vật Hoàng Liên-Văn Bàn

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên (Trang 44 - 47)