Đa dạng các yếu tố địa lý

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên (Trang 41 - 44)

10 chi đa dạng nhất (1,58% tổng số chi) 129 ,17 4.4 Nguồn gen bị đe dọa

4.5. Đa dạng các yếu tố địa lý

Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về bản chất của nó; nhất là với dãy Hoàng Liên, nơi mà hệ thực vật mang nhiều nét đặc trưng. Theo hệ thống của Nguyễn Nghĩa Thìn xây dựng về các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, chúng tôi đã xác định được vùng phân bố của 1209 loài trong tổng số 1268 loài của hệ thực vật tại khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn, chiếm 95,35% số loài của hệ.

Căn cứ trên số lượng loài đã biết trên để xây dựng phổ các yếu tố địa lý của hệ thực vật này. Các số liệu thống kê và tính toán được thể hiện trong bảng 4.8 và hình 4.2.

Bảng 4.8. Các yếu tố địa lý thực vật tại khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn

Yếu tố và nhóm các yếu tố Ký hiệu Số loài % Tổng %

theo nhóm

Toàn cầu 1 7 0,55 0,55

Liên nhiệt đới 2 13 1,03 1,51

Nhiệt đới Á – Phi - Mỹ 2.2 4 0,32

Nhiệt đới Á - Mỹ 2.3 1 0,08

Cổ nhiệt đới 3 11 0,87 3,63

Nhiệt đới Á - Úc 3.1 28 2,21

Nhiệt đới Á - Phi 3.2 7 0,55

Nhiệt đới châu Á 4 186 14,67 61,18

Đông Nam Á 4.1 48 3,79

Lục địa châu Á nhiệt đới 4.2 250 19,72

Đông Dương – Himalaya nhiệt đới 4.3 67 5,28 Đông Dương - Nam Trung Hoa 4.4 187 14,75

Đông Dương 4.5 38 2,97

Đặc hữu Việt Nam 6 77 6,07 19,64

Cận đặc hữu Việt Nam 6.1 118 9,31

Đặc hữu Hoàng Liên-Văn Bàn (có thể mở rộng ra cả Hoàng Liên- Sapa)

6.2 54 4,26

Ôn đới Bắc 5 21 1,66 7,49

Đông Á – Bắc Mỹ 5.1 9 0,71

Ôn đới cổ thế giới 5.2 5 0,39

Ôn đới Địa Trung Hải-Châu Âu- châu Á 5.3 5 0,39 Đông Á 5.4 55 4,34 Cây trồng 7 17 1,34 1,34 Chưa xác định 59 4,65 4,65 Tổng 1268 100

Hình 4.2. Biểu đồ phân phối (tỷ lệ %) các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật khu BTTN Hoàng Liên-Văn Bàn

Số liệu thu được cho thấy rằng, nhóm các yếu tố nhiệt đới nói chung là rất lớn (các nhóm yếu tố 2, 3, 4, 6), chiếm 85,96% tổng số loài, trong khi đó nhóm các yếu tố ôn đới chỉ có 7,49% tổng số loài. Trong đó nhóm các yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm đến 61,18% tổng số loài. Như vậy, mặc dù nằm trong vùng á nhiệt đới núi vừa nhưng ở đây vẫn mang nhiều đặc điểm của một khu hệ thực vật nhiệt đới. Trong nhóm các yếu tố Nhiệt đới Châu Á thì số lượng các loài thuộc về yếu tố Lục địa châu Á nhiệt đới là cao nhất với 19,72%; yếu tố Đông Dương – Nam Trung Hoa chiếm 14,75%; yếu tố Nhiệt đới châu Á chiếm 14,67% tổng số loài. Nhóm đặc hữu gồm yếu tố cận đặc hữu và đặc hữu Việt Nam chiếm tỷ lệ lần lượt là 9,31% và 6,07%; đặc biệt là yếu tố đặc hữu Hoàng Liên-Văn Bàn (có thể mở rộng ra cả Hoàng Liên-Sapa) với 4,26%. Như vậy, có đến 249 loài, chiếm 19,64% tổng số loài là yếu tố đặc hữu.

Kết quả thu được ở bảng 4.8 và hình trên cũng cho thấy:

- 41,46% tổng số loài nằm trong vùng phân bố Đông Dương – Nam Trung Hoa (các yếu tố 4; 4.1; 4.3; 4.4, 4.5).

- 39,67% tổng số loài nằm trong vùng phân bố Đông Dương – Himalaya (các yếu tố 4; 4.2 và 4.3).

- 34,39% tổng số loài nằm trong vùng phân bố Đông Dương - Ấn Độ (các yếu tố 4 và 4.2).

- 18,46% tổng số loài nằm trong vùng phân bố Đông Dương – Malêzi (các yếu tố 4; 4.1).

Như vậy, hệ thực vật Hoàng Liên – Văn Bàn có quan hệ gần gũi nhất với hệ thực vật Nam Trung Hoa, tiếp theo là với hệ thực vật Himalaya, sau đó là với hệ thực vật vùng Ấn Độ và hệ thực vật Malêzi.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w