Chương 3 Hệ thống tổng đài số
3.4.6. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng OA&MS
Phân hệ vận hành và bảo dưỡng nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động chức năng theo đúng yêu cầu đặt ra, chức năng chính
của phân hệ này bao gồm:
- Quản lý - Giám sát - Bảo dưỡng
Quản lý: là chức năng thực hiện quá trình lưu trữ để hiểu rõ các thuộc tính của đối tượng cần quản lý và thay đổi môi trường hoạt động của hệ thống, ví dụ như cung cấp các số liệu về thuê bao, tạo hay xóa một thuê bao, trung kế, thay đổi dịch vụ sử dụng…vv
Giám sát: nhằm đảm bảo mức độ chấp nhận được của dịch vụ cung cấp và nó được thực hiện bằng việc theo dõi thống kê các hoạt động của tổng đài, ví dụ như giám sát trạng thái Bận/Rỗi của thuê bao, trung kế, đo lưu lượng và tải trên đường dây. Bảo dưỡng: thực hiện việc giám sát tất cả các chức năng của tổng đài để đảm bảo cho hệ thống làm việc tốt nhất, quá trình bảo dưỡng thực hiện các công việc:
+ Phát hiện lỗi
+ Cảnh báo, định vị và khắc phục các sự cố do phần mềm hoặc phần cứng
Trong một tổng đài điện tử số thường chỉ có một bộ xử lý chuyên trách xử lý các công việc vận hành và bảo dưỡng. Thực tế, các công việc quản lý, giám sát thường được gọi chung là quá trình vận hành khai thác hệ thống
Vận hành khai thác hệ thống:
Tổng quát các công việc liên quan tới quá trình vận hành khai thác bao gồm:
- Quản lý số liệu biên dịch và số liệu tuyến - Quản lý số liệu cước
- Giám sát
- Đo tải và lưu lượng thoại
Quản lý đường dây thuê bao:
Trong thực tế có rất nhiều loại đường dây thuê bao khác nhau và ứng với mỗi loại đường dây thuê bao lại có cách quản lý khác nhau. Tuy nhiên, để quản lý thuê bao cần thực hiện các công việc sau:
+ hiển thị, phân tích các tham số của thuê bao, nhóm thuê bao: nhờ đó người quản trị có thể phân tích và định vị được thiết bị thuê bao trên mặt máy, trên giá đấu dây MDF, nắm được các dịch vụ có thể cung cấp cho thuê bao
+ thay đổi các đặc tính của thuê bao, nhóm thuê bao khi có yêu cầu
Quản lý số liệu biên dịch và số liệu tuyến:
Các thông tin về địa chỉ đối với cuộc gọi từ thuê bao hay các đường trung kế được tạo thành các bảng biên dịch gọi là Prefix, trong bảng biên dịch sẽ chứa thông tin về các tuyến nối của cuộc gọi.
Việc quản lý số liệu biên dịch và tuyến nối cho phép người quản trị có thể thay đổi số liệu biên dịch cho phù hợp với sự phát triển của hệ thống
Quản lý trung kết, nhóm trung kế:
Cho phép hiển thị, phân tích các tham số đường trung kế, nhóm trung kế, cho phép thay đổi một số tham số của đường trung kế, nhóm trung kế theo yêu cầu sử dụng
Quản lý số liệu cước:
Mỗi cuộc gọi hoàn thành đều phải được tính cước theo một biểu giá nhất định. Cuộc gọi xuất hiện tại những thời điểm khác nhau trong ngày, ngày trong năm cũng phải được tính cước theo những biểu giá khác nhau. Hiện nay tồn tại hai kiểu tính cước đó là:
+ Tính cước theo bản tin tính cước chi tiết + Tính cước theo bộ đếm cước
Giám sát, đo tải và lưu lượng mạng:
Quá trình đo, giám sát tải, lưu lượng thoại được thực hiện nhờ phần mềm của tổng đài. Kết quả đo, giám sát được phân tích, xử lý để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu xuất sử dụng.
Hiên nay có 2 phương pháp giám sát:
+ Giám sát thường xuyên: được thực hiện liên tục bởi hệ thống. Sau một khoảng thời gian nhất định hệ thống sẽ tự động đưa ra các bản tin quan trắc về các thông tin như: lưu lượng trên trung kế, các cuộc gọi thành công, không thành công
+ Giám sát tức thời: hệ thống sẽ thực hiện giám sát một đối tượng nào đó khi có yêu cầu
Bảo dưỡng hệ thống:
Phát hiện lỗi:
Phải được thực hiện một cách nhanh chóng, có các phương pháp phát hiện lỗi sau:
Giám sát liên tục: các thiết bị được tự động kiểm tra trước khi đưa vào phục vụ lưu lượng. Như kiểm tra các đường trung kế
trước khi sử dụng đường trung kế đó…nếu đường trung kế đó bị lỗi lập tức sẽ bị khóa lại và bị đánh dấu là bị lỗi và thông tin bị lỗi này sẽ được truyền đến phần mềm bảo dưỡng để thực hiện các chức năng khác.
Kiểm tra theo chương trình con: chương trình này được thực hiện tự động theo một chu kỳ nhất định hoặc do yêu cầu của nhân
viên khai thác.
Giám sát sự phục vụ: phương thức này được thực hiện theo hai cách khác nhau:
+ liên tục kiểm tra các chức năng (như kiểm tra chẵn-lẻ, giám sát thời gian) + đánh giá hiệu quả việc sử dụng theo một giá trị xác định trước
Thông báo lỗi:
Thông tin lỗi được truyền tới phần mềm bảo dưỡng, tại đây thông tin lỗi sẽ được phân tích và xử lý để khẳng định rằng lỗi đó có nghiêm trọng hay không, nếu là lỗi nghiêm trọng trong hệ thống sẽ tạo bản tin cảnh báo. Có 3 cấp cảnh báo
+ cảnh báo tới hạn + cảnh báo chính + cảnh báo phụ
Cách ly lỗi:
Khi phát hiện lỗi và khẳng định đó là lỗi nghiêm trọng, hệ thống phải thực hiện cách ly ngay lập tức thiết bị lỗi đó ra khỏi hệ thống. Thông thường việc cách ly lỗi được thực hiện một cách tự động
Định vị lỗi:
Định vị lỗi là quá trình tìm ra nguồn gây lỗi. Để làm được việc này hệ thống tự động chạy chương trình kiểm tra để xác định được vị trí lỗi đó