Đặc điểm cấu tạo chung

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống truyền lực (Trang 45 - 51)

Hộp số vô cấp CVT bao gồm các bộ phận: Puli chủ động, puli bị động, đai

truyền, cơ cấu đảo chiều quay, bộ vi xử lí và các cảm biến.

Vỏ hộp số được chế tạo bằng vỏ hợp kim nhôm, bên trong chứa các bộ phận

điều khiển, hệ pu li và đai truyền. Hộp số CVT có cấu tạo thêm cầu chủ động tạo thành một khối. Hệ thống truyền lực của hộp số CVT bao gồm: Bánh đà, hệ puli,

đai truyền và cầu chủ động.

Bánh đà đặt ngay sau động cơ và truyền chuyển động từ động cơ sang puli

chủ động thông qua li hợp, puli bị động nhận chuyển động quay từ puli chủ đai thông qua đai truyền và truyền chuyển động quay tới cầu chủ động để làm cho bánh xe chuyển động.

Khác với các loại hộp số có cấp và hộp số tự động thì đặc điểm cấu tạo của các loại này là cả một thế giới bánh răng, phanh, đĩa li hợp cùng các thiết bị khác và có tỷ số truyền xác định. Hộp số CVT có cấu tạo đơn giản hơn và nguyên lý làm việc không phức tạp.

Hộp số CVT có kích thước nhỏ gọn do không có trục trung gian, cầu chủ động và hộp số có khoang ngăn và sử dụng hai loại dầu bôi trơn là khác nhau.

Hp s CVT có mô hình:

Hộp số CVT loại truyền động đai có bánh đai chủđộng 2, có thể dịch chuyển ra vào nửa bánh đai cố định, quay với vận tốc góc 1, bánh đai di động 1 cũng có nửa bánh đai di động thể dịch chuyển ra xa hay lại gần nửa cố định, quay với vận tốc góc 2 và thay đổi đường kính làm việc của đai, từđó thay đổi tỷ số truyền của hộp số.

Hình 3.1 Mô hình của CVT.

1. Bánh đai bịđộng, 2. bánh đai chủđộng, 3. đai truyền,4. trục bị động, 5. vận tốc góc trục bị động, 6 vận tốc góc trục chủđộng,7,trục chủđộng

 Puli chủ động nhận trực tiếp chuyển động quay.

Hình 3.2 Cách bố trí CVT trên xe du lịch

1. Bánh đai chủđộng, 2. đai truyền,3.bánh đai bịđộng, 4. hệ bánh răng hành tinh, 5.bầu thủy lực điều khiển tỷ số truyền.

Ở hộp số này năng lượng của trục chủ động được nhận từ li hợp, trục chủ động truyền năng lượng tới puli bị động thông qua đai truyền, puli bị động truyền năng lượng này tới cơ cấu vi sai. Ở đây năng lượng được truyền tới cơ cấu vi sai và qua các bán trục tới bánh xe chủ động. Kết quả là làm cho xe chuyển động.

o Các chi tiết chính:

Hình 3.3 Các chi tiết chính của CVT.

1 trục chủ động, 2.đai truyền, 3.bộ điều chỉnh puli, 4.hệ bành răng hành tinh, 5.bánh răng nghiêng truyền lực cuối cùng

 Puli nhận năng lượng từ trục khuỷu động cơ thông qua cặp bánh răng ăn

khớp.

Hình 3.4 Cách bố trí của CVT trên xe du lịch.

Puli chủ động nhận năng lượng từ động cơ thông qua cặp bánh răng ăn khớp có tỷ số truyền không đổi. trục chủ động truyền năng lượng tới puli bị động thông

qua đai truyền, puli bị động truyền năng lượng này tới cơ cấu vi sai. Ở đây năng lượng được truyền tới cơ cấu vi sai và qua các bán trục tới bánh xe chủ động. Kết quả là làm cho xe chuyển động.

o Các chi tiết chính:

Hình: 3.5 Các chi tiết chính của CVT.

1.trục nhận chuyển động quay, 2.nửa puli cố định, 3.đai truyền, 4.bộ điều chỉnh nửa puli di động, 5 bánh răng truyền lực cuối cùng.

3.2 Sơ đồ nguyên lí hoạt động. Sơ đồ dạng tổng quát: Hình 3.6 Sơđồ nguyên lý làm việc. Puli bị động Đai truyền Puli chủ động Các phần tử điều khiển Li hợp cầu chủ động

Nguyên lý hoạt động chung của CVT.

Khi động cơ hoạt động thì làm cho bánh đà quay, li hợp nhận chuyển động từ bánh đà và truyền chuyển động quay tới puli chủ động, chuyển động quay hay năng lượng được truyền tới puli bị đông thông qua đai truyền. Năng lượng từ đây lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được truyền tới bộ vi sai. Việc thay đổi tỷ số truyền được thực hiện bằng cách thay

đổi bán kính làm việc của hệ puli do hệ thống thủy lực hay bi văng và xi lanh chân

không điều khiển. Việc đảo chiều quay của hệ puli được thực hiện bằng hệ bánh

răng hành tinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống truyền lực (Trang 45 - 51)