II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG
b Hạch toán chi phí vận chuyển vật liệu phụ trực tiếp:
BẢNG KÊ SỐ 4 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN CÔNG TY
2.2 Thực trạng tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long.
2.2.1 Công tác quản lý giá thành ở Công ty:
Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng, đơn giá gia công sản phẩm được phía khách hàng và Công ty thoả thuận, nhất trí và được ghi rõ trong hợp đồng từ trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
Đơn giá gia công là thước đo chuẩn mực để Công ty đánh giá hiệu quả của công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý chi phí sản xuất .. . Nếu thực hiện tốt công tác quản lý chi phí sản xuất, sử dụng đúng mục đích sẽ tiết kiệm từ đó giá thành thực tế sản phẩm sản xuất có thể thấp hơn đơn giá gia công đã ký với khách hàng. Do đó, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Công ty.
Cũng như việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm.
Sản phẩm may mặc ở Công ty may Thăng long như áo sơ mi, quần kaki, quần bò, áo jacket .. . được thừa nhận theo từng mã hàng. Trong mỗi mã hàng lại bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau, song do đặc điểm của loại hình sản xuất gia công hàng may mặc là không phân biệt sự khác nhau về đơn giá gia công giữa các kích cỡ khác nhau. Do đó, đối tượng tính giá thành ở Công ty may Thăng long được xác định là từng mã hàng hoá (nhóm sản phẩm cùng loại).
2.2.3 Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành ở Công ty:
Do tính chất của sản phẩm may mặc nên ở Công ty may Thăng Long, đơn vị tính giá thành được xác định là cái hoặc bộ (quần, áo.. .).
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất hàng gia công, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể của Công ty, kỳ tính giá thành được xác định là hàng quý vào thời điểm cuối mỗi quý.
2.2.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ở Công ty may Thăng Long:
Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công hàng may mặc, ở Công ty may Thăng long, sản phẩm làm dở cuối kỳ bao gồm:
- Dở dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ). - Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong). - Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là).
- Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng gói, đóng hòm).
Do Công ty may Thăng Long thực hiện việc tính lương theo sản phẩm, khi có sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập kho mới được tính và thanh toán lương. Vì vậy, đã khuyến khích công nhân nỗ lực sản xuất, nhằm tạo ra số sản phẩm hoàn thành lớn nhất và đạt chất lượng cao nhất. Chính vì thế, sản
phẩm làm dở cuối kỳ rất ít, Công ty không tổ chức công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long
Xuất phát từ việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty may Thăng Long là toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng mã hàng sản xuất, cuối quý, kế toán căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu có liên quan để tính tổng giá thành (Z) và giá thành đơn vị (z) của từng mã hàng theo phương pháp hệ số.
2.2.5.1 Hệ số tính giá thành.
Công ty may Thăng long sử dụng đơn giá gia công sản phẩm (số tiền công mà Công ty nhận được về việc sản xuất gia công một sản phẩm nhất định) của từng mã hàng để làm hệ số tính giá thành.
Ví dụ: Đơn giá gia công một sản phẩm thuộc mã hàng 20003 là 1,15 USD, còn đơn giá gia công một sản phẩm thuộc mã hàng UJ 340 là 0,65 USD thì tương ứng hệ số tính giá thành của mã hàng 20003 là 1,15 và của mã hàng UJ 340 là 0,65.
2.2.5.2 Trình tự và phương pháp tính giá thành ở Công ty may Thăng Long:
Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành trong quý của từng mã hàng ( QA, QB .. .) và hệ số tính gía thành quy ước cho từng mã hàng đó (HA, HB .. .) để tính ra sản lượng quy đổi của từng mã hàng.
Tổng sản lượng quy đổi của tất cả các mã hàng đã hoàn thành trong quý (QH) như sau:
Khi đó tổng giá thành sản xuất của mã hàng A (theo khoản mục là): C
ZA = --- x (QA x HA) QH
Trong đó:
C: Là tổng chi phí sản xuất (theo khoản mục) của tất cả các mã hàng sản xuất đã tập hợp được trong kỳ.
Và giá thành đơn vị sản phẩm của mã hàng A là : ZA
z = --- QA
Ví dụ: Trong quý 3/2001, Công ty sản xuất nhiều mã hàng, trong đó có mã hàng 20003 thuộc đơn hàng của khách hàng OTTO. Đơn giá gia công đơn vị sản phẩm thuộc mã hàng này là 1,15 USD/sp nên hệ số tính giá thành của mã hàng đó được xác định là 1,15.
Mã hàng 20003 được đưa vào sản xuất và hoàn thành trong quý 3 với sản lượng thực tế nhập kho là 45.000 sp. Vậy sản lượng quy đổi của mã là: 45.000 x 1,15 = 51.750 sp.
Tổng sản lượng quy đổi của tất cả các mã hàng Công ty đã sản xuất và hoàn thành nhập kho trong quý là 560.428,5 sp. Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong toàn Công ty Quý 3/2001 gồm:
-Chi phí nguyên liệu trực tiếp là 1.320.112.500 đồng Chi phí nguyên liệu chính TT 821.569.600 đồng Chi phí vật liệu phụ TT 498.542.900 đồng -Chi phí nhân công trực tiếp 4.641.189.890 đồng Tiền lương công nhân sản xuất 4.315.614.268 đồng BHXH, BHYT, KPCĐ (19%) 325.575.622 đồng -Chi phí sản xuất chung 2.046.253.450 đồng
+Chi phí nhân viên phân xưởng 489.153.898 đồng +Chi phí vật liệu phân xưởng 422.814.650 đồng +Chi phí chờ phân bổ 75.160.000 đồng +Khấu hao TSCĐ 616.549.957 đồng +Chi phí khác 442.514.900 đồng Tổng chi phí sản xuất toàn Công ty 6.642.872.149 đồng
Căn cứ vào "Báo cáo tổng hợp hàng hoá" và tổng chi phí sản xuất toàn Công ty đã tập hợp ở bảng kê số 4, bộ phận kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng mã hàng theo phương pháp hệ số, chi tiết theo từng khoản mục tính giá thành.
Cụ thể như sau:
-Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+Giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí nguyên liệu chính trực tiếp: 821.569.600
Z1 = x 51.750 = 75.863.784 đồng
560.428,5
+Giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí vật liệu phụ trực tiếp: 498.542.900
Z2 = x 51.750 = 46.035.480 đồng
-Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:
+Giá thành sản phẩm tính theo CP tiền lương công nhân sản xuất : 4.315.614.268
Z3 = x 51.750 = 398.504.070 đồng 560.428,5
+Giá thành sản phẩm tính theo các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất:
325.575.622
Z4 = x 51.750 = 30.063.672 đồng 560.428,5
- Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung:
+Giá thành sản phẩm tính theo chi phí nhân viên phân xưởng:
498.153.898
Z5 = x 51.750 = 45.168.499 đồng 560.428,5
+Giá thành sản phẩm tính theo chi phí vật liệu phân xưởng:
422.874.650
Z6 = x 51.750 = 39.048.269 đồng 560.428,5
+Giá thành sản phẩm tính theo chi phí khấu hao TSCĐ:
616.549.957
Z7 = x 51.750 = 56.932.258 đồng 560.428,5
+Giá thành sản phẩm tính theo các khoản chi phí sản xuất chung khác:
517.674.900
Z8 = x 51.750 = 47.802.130 đồng 560.428,5
Đối với các mã hàng khác cũng được tính theo cách tương tự.