Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian.

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt (repaired)x (Trang 25 - 27)

2008 Chênh lệch 2010 và

2.3.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian.

Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ theo thời gian (2008-2010).

Đơn vị: triệu đồng

năm 2009 và 2008 năm 2010 và 2009 Tổng dư nợ 2.062.549 2.395.792 2.690.829 16,2% 12,3% Dư nợ ngắn hạn 1.127.113 1.286.087 1.183.032 14,1% -8,1% Dư nợ trung hạn 236.153 300.715 370.317 27,3% 23,2% Dư nợ dài hạn 699.284 808.990 1.137.480 15,7% 40,6%

( Nguồn: Báo cáo KQKD của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội 2008-2010)

Biểu đồ 2.3. Dư nợ tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội (2008-2010)

Đơn vị: triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo KQKD của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội 2008-2010)

Giai đoạn 2008-2010 tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tăng khá đồng đều. Năm 2009 tổng dư nợ là 2.395.792 triệu đồng tăng 16,2% so với năm 2008. Năm 2010 tổng dư nợ là 2.690.829 triệu đồng tăng 12,3% so với năm 2009. Việc gia tăng về dư nợ, nếu ngân hàng quản lý không tốt các khoản tín dụng này sẽ khiến cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên, đặc biệt là với các khoản cho vay trung dài hạn. Trong bối cảnh có những biến động kinh tế khó lường thì việc giữ mức dư nợ ở mức an toàn sẽ giúp cho Ngân hàng tránh được rủi ro mất vốn.

Xem xét về cơ cấu tín dụng qua các năm, nhìn chung dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 1.286.087 triệu đồng tăng 14,1% so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 1.183.032 triệu đồng giảm 8,1% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế lớn, đầu tư tín dụng ngắn hạn đã đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động nhằm mở rộng sản xuất, bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lớn giúp ngân hàng kinh doanh một cách an toàn vì tín dụng ngắn hạn có thời gian thu hồi khoản vay nhanh, vòng quay tín dụng cao, tránh được rủi ro lãi suất, lạm phát và những bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô. Ngân hàng cần có các biện pháp đa dạng hóa khoản mục cho vay ngắn hạn để có hiệu quả kinh doanh cao và an toàn. Bên cạnh đó, dư nợ dài hạn tăng cả về khối

lượng và tỷ trọng. Năm 2009 dư nợ dài hạn là 808.990 triệu đồng tăng 15,7% so với năm 2008, năm 20010 dư nợ dài hạn là 1.137.480 triệu đồng tăng 40,6% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của các doanh nghiệp ngày càng tăng để đầu tư vào tài sản cố định phát triển sản xuất phù hợp với nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Như vậy, trong 3 năm qua dư nợ tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội tăng trưởng khá mạnh. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, dư nợ tăng trong bối cảnh nền kinh tế xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn và lãi suất biến động là dấu hiệu không tốt, ngân hàng sẽ có nguy cơ lớn phải đối mặt với rủi ro mất vốn.

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt (repaired)x (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w