Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt (repaired)x (Trang 27 - 28)

2008 Chênh lệch 2010 và

2.3.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế.

Bảng 2.6. Dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội ( 2008-2010).

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 2.062.549 100 2.395.792 100 2.690.829 100 -Dư nợ DNNN 226.880 11 215.622 9 161.450 6 -Dư nợ DNNQD 1.505.661 73 1.701.012 71 1.829.763 68

-Dư nợ tư nhân, cá

thể, hộ gia đình 330.008 16 479.158 20 699.616 26

(Nguồn: báo cáo KQKD của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội 2008-2010)

Biểu đồ 2.4. Dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội (2008-2010).

Đơn vị: %

Qua biểu đồ cho thấy dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh là không cân đối. Dư nợ của các DNNQD chiếm phần lớn. Cụ thể: năm 2008 tỷ trọng dư nơ của DNNQD là 73%, năm 2009 là 71% và năm 2010 là 68%. Tuy tỷ trọng dư nợ của DNN giảm qua các năm nhưng vẫn cao so với tỷ trọng dư nợ của DNNN và tư nhân. Nguyên nhân tỷ trọng này cao là do chi nhánh xác định mục tiêu chủ yếu tập trung vào DNNQD.

Tuy nhiên, việc chi nhánh chỉ tập trung cho vay một đối tượng khách hàng thì khả năng xảy ra rủi ro có thể tăng lên. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế bất ổn hiện nay, các DNNQD nhỏ và vừa sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để tồn tại. Do đó, vấn đề đặt ra là Chi nhánh phải tìm cách đa dạng hóa khách hàng để phân tán rủi ro. Chính vì vậy, qua các năm chi nhánh đã bước đầu mở rộng cho vay các đối tượng khác như cho vay tư nhân, cá thể, hộ gia đình. Cụ thể là: Năm 2008 cho vay tư nhân, cá thể và hộ gia đình chiếm tỷ trọng là 16%, đến năm 2009 tỷ trọng này tăng lên tới 20% và năm 2010 là 25%.

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt (repaired)x (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w