Quan điểm thứ tư

Một phần của tài liệu nang luc tu duy (Trang 84 - 85)

IV. NGƯỜI GIÁO VIÊN TOÁN DẠY HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 4.1 Dạy học trong bối cảnh mớ

4.2.4.Quan điểm thứ tư

Dạy học, đặc biệt là bộ môn Toán ở trường phổ thông phải coi trọng việc dạy cách học cho học sinh. Do đó, trong giảng dạy cần chú ý những điểm sau đây:

− Về đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mỗi môn học trong chương trình đều có đối tượng riêng và phương pháp nghiên cứu đặc thù. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông đòi hỏi giáo viên không chỉ chú ý truyền thụ các kiến thức của môn Toán, chú trọng rèn luyện cho học sinh không những nắm vững tổng hợp các phương pháp, mà còn nghiên cứu phương pháp đặc thù của môn học. Mặt khác, như đã phân tích ở các mục trên, Toán học nếu nhìn dưới góc độ trình bày

lại kết quả đã đạt được thì đó là một khoa học suy diễn, nhưng nếu xét trong quá trình hình thành và phát triển thì trong phương pháp nghiên cứu vẫn có dự đoán, “thực nghiệm” và quy nạp. Vì vậy, trong giảng dạy toán học, cần chú ý cả hai khía cạnh đó, đặc biệt khía cạnh thứ hai giúp ích rất nhiều việc phát triển năng lực tư duy Toán học của học sinh.

− Về các tình huống ứng dụng toán học: Một trong các đặc điểm của toán học là những tri thức toán học không nhất thiết bao giờ cũng được ứng dụng trực tiếp trong đời sống, mà nhiều khi phải thông qua những nấc trung gian. Vì vậy, dạy các ứng dụng toán học vào thực tiễn không phải chỉ đưa ra các ứng dụng trực tiếp trong đời sống, hoặc các ứng dụng thông qua các môn học khác, mà phải chú ý khai thác cả các ứng dụng ngay trong nội bộ toán học.

Một phần của tài liệu nang luc tu duy (Trang 84 - 85)