ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG

Một phần của tài liệu QD13-2007-BGD (Trang 53 - 56)

1. Độ dài 1. Biết thêm các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét (dm), mi-li-mét (mm), ki-lô-mét (km) Nhớ được 1m = 10dm; 1dm = 10cm; 1cm = 10mm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm; 1km = 1000m. 1. Ví dụ.

Điền số hoặc dấu (>;<;=) thích hợp vào chỗ chấm: 2m = … dm; 5dm = … cm; 3m = … cm; 1dm = … mm; 8dm … 1m; 1m … 80cm; 100cm … 1m; 9cm … 90mm. 2. Biết sử dụng thước thẳng có vạch chia thành từng mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét để đo độ dài.

2. Ví dụ:

Đo độ dài các đoạn thẳng, rồi điền số thích hợp vào ô trống.

3. Biết ước lượng độ dài một số đồ vật theo đơn vị đo độ dài thích hợp (trong trường hợp đơn giản).

3. Ví dụ: Điền vào chỗ chấm theo mẫu: Chiếc bút bi dài khoảng 140mm; mép dưới cái bảng đen ở lớp dài khoảng…; chiếc bút chì dài khoảng…; cột nhà cao khoảng…

2. Khối lượng

1. Biết đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam (kg).

1. Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) Một gói đường thường có khối lượng khoảng … kg.

b) Một bao xi măng có khối lượng …kg (không kể vỏ bao)

B

CA A

2. Biết sử dụng một số loại cân thông dụng (cân đĩa, cân đồng hồ…) để thực hành đo khối lượng.

2. Ví dụ:

Thực hành cân gạo, cân cam hoặc các loại hoa quả khác (chỉ thực hành trong trường hợp cân với số chẵn ki-lô-gam).

3. Dung tích

1. Biết đơn vị đo dung tích: lít (l).

1. Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) Có các loại ca nhựa đựng được: 1 lít, 2 lít, … lít, …lít.

b) Có các loại can nhựa đựng được: 1 lít, 2 lít, …lít, …lít.

c) Có các loại thùng nhựa đựng được: 60 lít, 100 lít, …lít, …lít.

2. Biết sử dụng chai (hoặc ca) một lít để thực hành đo dung tích.

2. Ví dụ: Dùng ca 1 lít để đong nước pha thuốc bảo vệ thực vật.

3. Ước lượng được dung tích của một vài đồ vật thông dụng.

3. Ví dụ:

a) Bình phun thuốc bảo vệ thực vật thường chứa được bao nhiêu lít nước?

b) Đồ dùng đựng nước (bể, chum, vại, thùng, …) của gia đình anh/chị có thể chứa được bao nhiêu lít nước? 4. Thời gian 1. Biết một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút, một phút có 60 giây. 1. Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: Một ngày có …giờ; 1 giờ = …phút; 1 phút = … giây 2. Biết xem đồng hồ chính xác tới phút và giây. 2. Ví dụ: Thực hành xem đồng hồ trong các trường hợp sau: 3. Biết thực hiện phép tính với các số đo thời gian (có một tên đơn vị đo thời gian).

3. Ví dụ: Tính 3 giờ + 6 giờ; 8 giờ × 6 giờ; 135 giây : 5. 45 phút – 30 phút; 15 phút × 9;

4. Ước lượng được thời điểm của một số hoạt

động trong ngày. a) Tôi thường ngủ dậy vào lúc …giờ …phút sáng.

b) Hằng ngày Ủy ban nhân dân xã tôi bắt đầu làm việc từ …giờ …phút sáng.

c) Chúng tôi thường đi ngủ lúc …giờ …phút đêm.

5. Biết xem lịch để xác định được số ngày trong một tháng bất kỳ nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy (trong tuần lễ).

5. Ví dụ: Dưới đây là một tờ lịch tháng 10 năm 2006. Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

Hãy điền số hoặc từ thích hợp vào chỗ chấm: a) Tháng 10 năm 2006 có …ngày.

b) Ngày 10 tháng 10 năm 2006 là thứ… c) Ngày đầu tiên của tháng 10 năm 2006 là thứ… Thứ hai đầu tiên của tháng 10 năm 2006 là ngày…

d) Ngày 12 tháng 10 năm 2006 là thứ năm. Thứ bảy cùng tuần với ngày thứ năm đó là ngày… e) Tháng 10 năm 2006 có …ngày thứ hai. 6. Biết một năm có 12

tháng và tên các tháng trong năm. Biết một thế kỉ có 100 năm.

6. Ví dụ:

a) Hãy xem lịch năm nay rồi điền số ngày trong mỗi tháng vào chỗ chấm:

Tháng 1 2 3 4 5 6

Số ngày

… … … …

b) Điền số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu): Thế kỉ mười chín gồm các năm từ năm 1801 đến năm 1900

Thế kỉ hai mươi gồm các năm từ năm… đến năm 2000

Thế kỉ hai mươi mốt gồm các năm từ năm… đến năm 2100

5. Tiền Việt Nam

1. Nhận biết được các loại đồng tiền Việt Nam bằng cách đọc số hoặc từ ghi trên mỗi đồng tiền.

1. Ví dụ:

a) Nhận biết đồng tiền năm trăm đồng bằng cách đọc số 500 hoặc từ năm trăm đồng ghi trên đồng tiền đó.

b) Nhận biết đồng tiền một nghìn đồng bằng cách đọc số 1000 hoặc từ một nghìn đồng ghi trên đồng tiền đó.

c) Nhận biết đồng tiền một trăm nghìn đồng bằng cách đọc từ một trăm nghìn đồng ghi trên đồng tiền đó.

2. Biết đổi các đồng tiền Việt Nam.

2. Ví dụ: Thực hành đổi các đồng tiền Việt Nam:

a) Một tờ giấy bạc hai nghìn đồng đổi được mấy tờ giấy bạc năm trăm đồng?

b) Một tờ giấy bạc năm mươi nghìn đồng đổi được mấy tờ giấy bạc năm nghìn đồng? mười nghìn đồng?

c) Một tờ giấy bạc một trăm nghìn đồng đổi được mấy tờ giấy bạc mười nghìn đồng? hai mươi nghìn đồng? năm mươi nghìn đồng? 3. Bước đầu biết tính

toán để trả tiền hay lấy lại tiền thừa khi mua bán hàng hóa.

3. Ví dụ:

a) Chị Tâm có 3 tờ giấy bạc mười nghìn đồng, 1 tờ giấy bạc năm mươi nghìn đồng. Hỏi chị Tâm có thể chọn các tờ giấy bạc trên như thế nào để có vừa đủ bảy mươi nghìn đồng trả cho người bán hàng?

b) Anh Cúc mua một nải chuối giá bảy nghìn đồng. Anh Cúc đưa cho người bán chuối 1 tờ giấy bạc hai mươi nghìn đồng. Người bán chuối trả lại cho anh Cúc 2 tờ giấy bạc năm nghìn đồng, 1 tờ giấy bạc một nghìn đồng và 3 tờ giấy bạc năm trăm đồng. Hỏi người bán chuối trả lại như thế đủ hay chưa?

Một phần của tài liệu QD13-2007-BGD (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w