Tổng quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ CÙNG VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 58 - 75)

 Năm 2009

Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

Kết quả ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trường kinh tế hợp lý, bền vững

*Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.

Từ diễn biến và kết quả tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau:

- Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng

6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch.

- Hai là, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và quý II năm 2009 thấp

hơn tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2008; nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm

kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu quả.

Tổng sản phẩm trong nước năm 2009

(theo giá so sánh 1994) (%)

2008 2009

Tổng số 6,18 5,32

A. Phân theo khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,07 1,83

Công nghiệp và xây dựng 6,11 5,52

Dịch vụ 7,18 6,63

B. Phân theo quý trong năm

Qúy I 7,49 3,14

Qúy II 5,72 4,46

Qúy III 5,98 6,04

Qúy IV 5,89 6,90

*Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2009 theo giá so sánh 1994 đạt 97,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước; đến 6 tháng cuối năm đã đạt 122,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,16% so với 6 tháng cuối năm 2008. Do vậy, tính chung cả năm 2009 đạt 219,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008, bao gồm nông nghiệp đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%; lâm nghiệp đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8%; thuỷ sản đạt 52,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%.

*Nông nghiệp

Năm 2009, mặc dù nước ta bị bão lũ gây thiệt hại nặng nề, nhưng sản lượng lúa cả năm vẫn đạt gần 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2008.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, nhất là chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Theo kết quả điều tra trang trại thời điểm 01/7/2009, số trang trại chăn nuôi đã tăng 18,5% so với cùng thời điểm năm 2008.

*Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng tập trung năm 2009 ước tính đạt 212 nghìn ha, tăng 5,9% so với năm 2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Thuỷ sản

Sản lượng thuỷ sản năm 2009 ước tính đạt 4847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2008.

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 2569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm trước.

Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2009 ước tính đạt 2277,7 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây), trong đó khai thác biển đạt 2086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%.

*Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1/2009 theo giá so sánh 1994 giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung cả năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 696,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2008.

*Hoạt động dịch vụ

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2009, khu vực kinh tế cá thể đạt 663,2 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3%; kinh tế tư nhân đạt 374,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9%; kinh tế Nhà nước đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5%; kinh tế tập thể đạt 11,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8%. Xét theo ngành kinh doanh

thì kinh doanh thương nghiệp đạt 939,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6%; khách sạn, nhà hàng 135 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4%; dịch vụ 111,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3%; du lịch đạt 11,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9%.

Vận tải hành khách và hàng hoá

Vận tải hành khách năm 2009 ước tính đạt 1989,1 triệu lượt khách, tăng 8,2% và 86,8 tỷ lượt khách.km, tăng 6,2% so với năm 2008.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2009 ước tính đạt 640,3 triệu tấn, tăng 4,1% và 184,5 tỷ tấn.km, tăng 8,6% so với năm trước.

Bưu chính, viễn thông

Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2009 ước tính đạt 41,7 triệu thuê bao, tăng 40,8% so với năm 2008. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 12/2009 là 123 triệu thuê bao, tăng 51,3% so với cùng thời điểm năm trước.

Số thuê bao Internet có đến cuối tháng 12/2009 đạt 3 triệu thuê bao, tăng 45,5% so với cùng thời điểm năm 2008.

Số thuê bao điện thoại và Internet phát triển mạnh đã góp phần quan trọng đưa tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2009 ước tính đạt 94,9 nghìn tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2008.

Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế và khách du lịch quốc tế đến nước ta cả năm 2009 ước tính chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 10,9% so với năm trước

Kết quả ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại *Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP.

Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 704,2 100,0 115,3 Khu vực Nhà nước 245,0 34,8 140,5

Khu vực ngoài Nhà nước 278,0 39,5 113,9

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài 181,2 25,7 94,2

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 15/12/2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008.

Trong năm 2009, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 7,4 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới, chiếm 45,1% tổng vốn đăng ký mới; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 tỷ USD, chiếm 30,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo với 2,2 tỷ USD, chiếm 13,6%.

*Cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt xấp xỉ dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 101,6%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt 96,2% dự toán năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Cân đối thương mại

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý IV năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 7,1% so với quý IV năm 2008.

Nhờ xuất khẩu quý IV tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008.

Nhập khẩu hàng hoá

Tương tự như xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đầu năm chỉ đạt gần 41,8 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những tháng cuối năm kinh tế thế giới có sự phục hồi nên một số mặt hàng đã tăng giá. Tính chung cả năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008.

Trong các nhóm hàng nhập khẩu năm 2009, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá; nguyên nhiên vật liệu chiếm 61,3%; hàng tiêu dùng chiếm 8,7%; vàng chiếm 0,5%.

Xuất nhập khẩu dịch vụ

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 5766 triệu USD, giảm 18,1% so với năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 6837 triệu USD, giảm 14,1% so với năm 2008. Nhập siêu dịch vụ cả năm là 1071 triệu USD, tăng 17% so với năm 2008 và bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009.

Kết quả phòng ngừa lạm phát cao

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2004 tăng 7,71%; năm 2005 tăng 8,29%; năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%).

Tính chung 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 13,3 nghìn tỷ đồng, bằng 10,6% kế hoạch năm.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài 2 tháng đầu năm ước tính đạt 1781,3 triệu USD, chỉ bằng 27,3% cùng kỳ năm 2009.

Thương mại, giá cả, dịch vụ

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 246,3 nghìn tỷ đồng, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2009. Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 194,5 nghìn tỷ đồng, tăng 28%; khách sạn, nhà hàng 27,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4%; dịch vụ 22,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26%; du lịch đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, tăng 35,1%.

Xuất, nhập khẩu hàng hoá

- Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 8,9 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong 2 tháng đầu năm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch cao hơn so với cùng kỳ năm 2009.

- Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 10,7 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều tăng trong 2 tháng đầu năm, trong đó các mặt hàng phục vụ sản xuất tăng mạnh.

Nhập siêu 2 tháng đầu năm ước tính 1,75 tỷ USD, bằng 19,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2010 tăng 1,96% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong 20 tháng gần đây, trong đó các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá tăng mạnh.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm 2010 tăng 8,04% so với bình quân cùng kỳ năm 2009.

Chỉ số giá vàng tháng 02/2010 giảm 2,03% so với tháng trước; giảm 4,91% so với tháng 12/2009 và tăng 42,58% so với cùng kỳ năm 2009. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2010 tăng 0,33% so với tháng trước; tăng 0,22% so với tháng 12/2009 và tăng 8,34% so với cùng kỳ năm 2009.

Vận tải hành khách và hàng hoá

Vận chuyển hành khách 2 tháng đầu năm ước tính đạt 375,8 triệu lượt khách, tăng 16,8% và 16,2 tỷ lượt khách.km, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển 2 tháng đầu năm ước tính đạt 109,1 triệu tấn, tăng 8,3% và 31,6 tỷ tấn.km, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2009.

Bưu chính, viễn thông

Số thuê bao điện thoại mới của cả nước 2 tháng đầu năm ước tính đạt 7,8 triệu thuê bao, tăng 90,8% so với cùng kỳ năm 2009

Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến hết tháng 02/2010 ước tính đạt 3,1 triệu thuê bao, tăng 45% so với cùng thời điểm năm trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến nước ta trong 2 tháng đầu năm tăng mạnh, ước tính đạt 877,7 nghìn lượt người, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta lớn trong 2 tháng đầu năm đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2009.

III.TÁCĐỘNGCỦAĐẦUTƯVỚITĂNGTRƯỞNGKINHTẾỞ VIỆT NAMTRONGTHỜIGIANQUA

Yếu tố đầu tư là một nhân tố của hàm tổng cầu có dạng:

Y = C + I + G + X - M

Trong kinh tế vĩ mô cũng như trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Y là GDP; C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; I là đầu tư; G là chi tiêu dùng của nhà nước; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu.

Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng cầu của nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24% đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư làm cho tổng cầu tăng (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Tại Việt Nam, đầu tư ngày càng được mở rộng và chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cầu của các yếu tố liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp nâng cao đời sống người lao động, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là đất nước có dân số đông, đất nông nghiệp ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng. Từ thực tế đó, Việt Nam đã đầu tư sang công nghiệp và dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp đã giảm từ 13,85% năm 2000 xuống còn 6,5% năm 2007, còn trong ngành công nghiệp tăng từ 39,23% (2000) lên 43,49% (2007) và vốn đầu tư trong ngành dịch vụ tăng từ 46,2% (2000) lên 50,01% (2007).

Theo thống kê ở Việt Nam từ năm 1990-2007 hộ gia đình tíết kiệm được 10,3% và đầu tư 4,2%, thặng dư 6,1%. Từ đó ta thấy nguồn vốn trong dân của chúng ta cũng đóng vai trò rất quan trọng. Năm 2004 nguồn vốn trong dân cư đạt 69,5 nghìn tỷ đồng.

Trong những năm qua, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ đầu tư cho các ngành, các vùng. Đồng thời tạo môi trường đầu tư thông thoáng, chế độ pháp lý ngày càng hoàn thiện nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển không ngừng. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư vào các ngành, các vùng chưa cao. Khả năng giải ngân vốn FDI còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp biểu hiện ở hệ số ICOR trong thời kỳ 1991 - 2000 khá cao trung bình khoảng 4,86%.

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, khá cao, năm 2007 đạt 8,5%, là năm thứ 3 liên tiếp tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8%/năm. Như chúng ta đã biết, đóng góp vào tăng trưởng GDP, xét theo

yếu tố đầu vào, có 3 nhóm yếu tố cơ bản: do vốn đầu tư, do lao động và do các nhân tố

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ CÙNG VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 58 - 75)