NĂM QUA
Ở Việt Nam, trong 10 năm gần đây, đầu tư trong nước và của nước ngoài tăng cao đã tạo đà tăng trưởng kinh tế mạnh, nhưng vì kinh tế nước ta chưa có sự chuyển biến đáng kể về năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế, nên phát triển chưa bền vững và hiệu quả đầu tư bị đánh giá vào loại thấp nhất trong khu vực.
1. Đầu tư trong nước:
Cùng với quá trình phát triển và tăng trưởng của đất nước, GDP tăng liên tục thì tình hình đầu tư cũng khá khả quan. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam trong những năm gần đây tăng liên tục. Giai đoạn 1991 - 1995 tăng 29,1%/năm, từ 1996 - 2003 trung bình tăng 22%/năm. Năm 2000 quy mô vốn là 92 nghìn tỷ VNĐ, năm 2003 là 217 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 258,7 nghìn tỷ đồng và đến năm 2007 là 387,8 nghìn tỷ đồng.
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã trở thành động lực tăng trưởng. Năm 2008 lĩnh vực công nghiệp, trong khi khối kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình quân tám tháng là 6,5%, thấp hơn nhiều so với tốc độ toàn ngành, thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng cao nhất là 21,7%. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã lên đến khoảng 260 nghìn doanh nghiệp. Ở khu vực này năm 2004 chiếm tới 19,6 % đầu tư toàn xã hội và đến năm 2006 thì vốn đầu tư của những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã là 132 nghìn tỷ đồng gấp 2 lần đầu tư nước ngoài và chiếm 34% tổng đầu tư xã hội, tạo gần 50% GDP của cả nước. Cũng trong những năm 2006, 2007 đã có rất nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phê duyệt và theo thống kê của tổng cục thống kê thì khu vực này đã đầu tư là 187,8 nghìn tỷ đồng chiếm 40,7% tổng đầu tư toàn xã hội .
Tổng vốn đầu tư của nhà nước năm 2007 cũng đạt mức khá cao là 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%. Trong vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước (bao gốm cả vốn sự án và chương trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng bằng 101,6% kế hoạch năm 2007. Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác cũng đã đạt 62,7 nghìn tỷ.
Ngoài nguồn vốn thu hút từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước hoạt động đầu tư còn được lấy từ các quỹ tín dụng. Năm 2000 tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế là 156 nghìn tỷ đồng chiếm 35%GDP và đến năm 2004 là 420 nghìn tỷ đồng chiếm 59%GDP. Trong năm 2007 vốn tín dụng phát triển của nhà nước ước tính đạt 40,3 nghìn tỷ đồng , đạt kế hoạch đề ra trong năm.
Theo thống kê ở Việt Nam từ năm 1990 - 2007 hộ gia đình tíết kiệm được 10,3% và đầu tư 4,2%, thặng dư 6,1%. Từ đó ta thấy nguồn vốn trong dân của chúng ta cũng đóng vai trò rất quan trọng. Năm 2004 nguồn vốn trong dân cư đạt 69,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chính phủ còn thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ với dự tính số lượng phát hành là 110 nghìn tỷ đồng từ năm 2004 - 2010. Chính phủ còn phát hành cả trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và thí điểm của nó là năm 2005 chính phủ đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu chính phủ.
Tổng vốn kế hoạch đầu tư xây dựng trong năm 2009 của các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương là 170.520 tỷ đồng, trong đó khối sản xuất kinh doanh là 170.202 tỷ đồng và khối hành chính sự nghiệp 318 tỷ đồng. Ước thực hiện vốn đầu tư trong 9 tháng 2009 là 102.895 tỷ đồng, bằng 60,3% kế hoạch năm, nhưng tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó: các Tập đoàn, Tổng công ty 91 thực hiện 99.391 tỷ đồng, tăng 28,7%; các Tổng công ty 90 và Doanh nghiệp độc lập thực hiện 3.295 tỷ đồng, tăng 157%; khối hành chính sự nghiệp thực hiện 209 tỷ đồng, tăng 63,6%.
*Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Trong 9 tháng 2009, cả nước có 583 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký mới đạt 7,67 tỷ USD, giảm 57,3% về số dự án và giảm 85,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2008. Số lượt dự án tăng vốn trong 9 tháng là 168 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 4,868 tỷ USD, giảm 50,3% về số dự án nhưng tăng 0,7% về vốn so với cùng kỳ. Tính chung cả vốn đăng ký nới và vốn tăng thêm là 12,541 tỷ USD, giảm 78,6% so với cùng kỳ. Tổng số vốn thực hiện đạt 7,2 tỷ USD, giảm 11,1%.
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng số 270 dự án, trong đó có khoảng 130 dự án được cấp phép.
*Hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Trong 9 tháng 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài khoảng 1,57 tỉ USD với 41 dự án, trong đó có 20 dự án tăng vốn 200 triệu USD. Trong 41 dự án Bộ Công Thương tham gia góp ý có 29 dự án thuộc diện thẩm tra cấp phép đầu tư.
Như vậy, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài từ trước đến nay của doanh nghiệp Việt Nam đạt 6,6 tỉ USD, với 410 dự án, chủ yếu tại Lào (161 dự án, 2,6 tỉ USD), Nga (19 dự án, 1,2 tỉ USD), Campuchia, Malaysia...
Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) từ năm 1987 đến nay và có thể nhận thấy xu hướng mới đang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
*Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam: a. ĐTRNN phân theo ngành :
Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 100 dự án, tổng vốn đầu tư là 893,6 triệu
USD, chiếm 40,16% về số dự án và 64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với 53 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 286 triệu USD, chiếm 21,3% về số dự án và 20,57% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có 96 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 210,4 triệu USD, chiếm 38,5% về số dự án và 15,14% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
b. ĐTRNN phân theo đối tác:
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại:
Châu Á có 167 dự án, tổng vốn đầu tư là 751,03 triệu USD, chiếm 67% về số dự án và 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, đã thực hiện 328 triệu USD, chiếm 35% về số dự án và 42% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án và khoảng 10% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD.
c. Tình hình thực hiện dự án :
Tính đến hết năm 2007, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân vốn khoảng 927 triệu USD, chiếm 66,6% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp.