Quan điểm của Adam Smith

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ CÙNG VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 47 - 55)

III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ

5.1. Quan điểm của Adam Smith

Vào năm 1776, Tác phẩm "Một tìm hiểu về nguyên nhân và bản chất sự thịnh vượng của các quốc gia" của Adam Smith được xuất bản, trong tác phẩm

này ông đã đưa ra một quan điểm khác về thương mại. Với "sự thịnh vượng của các quốc gia" chúng ta bước vào thời đại kinh tế học cổ điển, tán thành gỡ bỏ toàn bộ các rào cản hạn chế từ thương mại và các khía cạnh khác của nền kinh tế. Adam Smith chỉ trích quan điểm của chủ nghĩa trọng thương trên hai điểm chính. Thứ nhất, ông định nghĩa lại khái niệm sự thịnh vượng. Ông cho rằng sự thịnh vượng đích thực của một quốc gia không phải do lượng vàng bạc có thể tích luỹ được mà là lượng hàng hoá và dịch vụ có trong xã hội. Thứ hai, ông bàn đến tính khả thi của ý tưởng về tích luỹ vàng bạc liên tục của chủ nghĩa trọng thương. Ông cho rằng đơn giản là một quốc gia không thể tích luỹ vàng bạc mãi được. Bởi vì nếu một đất nước cố gắng để làm điều đó thì chẳng bao lâu sẽ có quá nhiều kim loại quý và quá ít hàng hoá - điều đó sẽ kéo giá cả hàng hoá trong nước tăng lên và sẽ làm cho hàng hoá trong nước kém hấp dẫn hơn trên thị trường thế giới. Điều sẽ xảy ra tiếp theo là tăng lượng nhập khẩu, chính phủ ra bất cứ hạn chế nào cũng không quan trọng, và vàng bạc đã có, đã tích luỹ quá cẩn thận cuối cùng sẽ bắt đầu chảy dần ra khỏi đất nước.

Ý tưởng của Adam Smith về thương mại và lợi ích của nó đối với xã hội được biết đến như "Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối", ở đó ông cho rằng "Một đất

nước nên sản xuất, chuyên môn hoá sâu và xuất khẩu những hàng hoá mà đất nước đó có một lợi thế tuyệt đối”.

Lợi thế tuyệt đối: Nếu một nước có thể sản xuất một loại hàng hoá với chi

phí thấp nhất thì hàng hoá đó được coi là có lợi thế tuyệt đối trong sản suất hàng hoá đó.

Chúng ta dùng bảng sau đây để nói về Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối. Lúa mì Thép

Anh 30 40

Các số liệu trong bảng này cho thấy giờ công lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị lúa mì hay một tấn thép ở Anh và Pháp. Vì thế, theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, nước Anh có lợi thế tuyệt đối về sản xuất thép, còn Pháp có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa mì. Vì thế Anh nên chuyên môn hoá sản xuất thép và Pháp nên chú trọng chuyên môn hoá sản xuất lúa mì. Adam Smith đã chỉ ra rằng nếu trao đổi thương mại của hai nước và trên thị trường quốc tế nếu một tấn thép đổi được lấy 2 đơn vị lúa mì, khi đó cả nước Anh và Pháp đều có lợi ích từ việc trao đổi buôn bán. Chẳng hạn như, nếu nước Anh muốn sản xuất một đơn vị lúa mì thì họ sẽ mất 30 giờ công lao động khi sản xuất ở trong nước. Thay vì đó, họ có thể sử dụng 40 giờ công lao động để sản xuất một tấn thép và đổi một tấn thép đó lấy hai đơn vị lúa mì trên thị trường quốc tế, trong quá trình đó họ có được một đơn vị lúa mì mà chỉ cần 20 giờ công lao động. Cũng bằng cách đó, Pháp cũng có được kết quả, lợi ích tương tự. Thay vì sản xuất thép trong nước (họ sẽ mất 80 giờ công lao động), họ có thể sản xuất hai đơn vị lúa mì bằng 40 giờ công lao động và rồi trao đổi trên thị trường quốc tế lấy một tấn thép. Vì thế, cả hai nước sẽ đạt được từ buôn bán thương mại.

5.2. Lí thuyết của Ricarđo và Heckscher-Ohlin.

5.2.1 Lý thuyết lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế của Ricardo

Vào năm 1817, "Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế chính trị" của David Ricardo đã được xuất bản. Ricardo, một nhà kinh tế cổ điển xuất chúng khác, đã chỉ ra rằng Adam Smith đã không chú ý đến các tình huống mà một quốc gia không có lợi thế chi phí tuyệt đối so với các quốc gia khác. Bằng việc dùng phân tích về chi phí so sánh, Ricardo đã chỉ ra rằng thậm chí khi một quốc gia hoạt động tương đối không hiệu quả trong tất cả các ngành sản xuất thì cũng có thể đạt được có được lợi ích thông qua trao đổi thương mại. Để chứng minh cho quan điểm của Ricardo, hãy để ý đến điều kiện chi phí sản xuất vải và rượu ở Bồ đào Nha và Anh quốc sau đây:

Bồ Đào Nha 90 80

Anh 100 120

Quan điểm về chi phí tuyệt đối của Smith không thể giải thích trao đổi thương mại sẽ diễn ra như thế nào với các điều kiện này. Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả vải và rượu. Và dường như là Anh không có gì để bán cho Bồ Đào Nha, và người Bồ Đào Nha thì nhận thấy không có gì ở nước Anh rẻ hơn là ở trong nước. Ricardo chỉ ra rằng mặc dù Bồ Đào Nha có một ưu thế rõ ràng hơn so với Anh trong việc sản xuất cả hai sản phẩm rượu và vải, nhưng cả hai nước có thể có lợi từ trao đổi buôn bán nếu họ chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế so sánh về chi phí sản xuất. Chẳng hạn như, nếu xem xét tỷ suất chi phí, chúng ta có thể thấy được lĩnh vực mà Bồ Đào Nha có lợi thế nhất. Tỷ suất chi phí là 9:10 đối với vải lớn hơn là tỷ suất 8:12 (hay 2/3) đối với rượu. Chi phí sản xuất vải vóc ở Bồ Đào Nha chỉ bằng 90% so với chi phí sản xuất ở Anh. Nhưng đối với sản phẩm rượu, chi phí của Bồ Đào Nha chỉ bằng 67% so với Anh. Vì vậy Bồ Đào Nha có một lợi thế so sánh về chi phí sản xuất rượu.

Về phía Anh, trao đổi thương mại và chuyên môn hoá cũng rất quan trọng. Tỷ suất chi phí của Anh, (10:9 đối với sản phẩm vải và 12:8 đối với rượu) cho thấy rằng Anh mất khoảng 1,1 lần để sản xuất vải vóc và 1,5 lần để sản xuất rượu so với Bồ đào Nha. Vì thế, nước Anh có sự bất lợi so sánh về chi phí sản xuất vải vóc thấp nhất.

Với các điều kiện trên, Anh và Bồ Đào Nha có thể cùng có lợi khi trao đổi một đơn vị vải lấy một đơn vị rượu. Bồ đào Nha có thể bán một đơn vị rượu, khi đó họ chỉ mất 80 đơn vị lao động cho một đơn vị vải, nếu không sẽ phải mất 90 đơn vị lao động khi sản xuất trong nước. Như thế Bồ Đào Nha có được 10 giờ công lao động cho mỗi đơn vị khác biệt đó. Cách rẻ nhất để Bồ

Đào Nha có sản phẩm vải là sản xuất rượu, mặc dù họ có thể sản xuất vải với chi phí sản xuất thấp hơn là ở Anh.

5.2.2 Lý thuyết Heckscher – Ohlin

Theo Ricardo, các quốc gia sở dĩ trao đổi mua bán hàng hóa vì họ có những lợi thế so sánh khác nhau và thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở sự khác biệt về lợi thế so sánh này.

Mô hình Heckscher-Ohlin cho rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở điều kiện khác biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất: Một số nước dư thừa lao động nhưng lại thiếu vốn, trong khi một số nước khác lại nhiều vốn nhưng thiếu lao động.

Kết quả là những nước sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng kém lợi thế.

Chẳng hạn, Việt Nam có nhiều lao động nhưng thiếu vốn và công nghệ nên có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như quần áo, giày dép, nông sản, trong khi Mỹ có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng công nghệ cao và cần nhiều vốn như máy tính, Ipod, phim Hollywood…

Và quan hệ thương mại diễn ra trên cơ sở này, Việt Nam xuất khẩu quần áo, giầy dép, nông sản sang Mỹ và nhập khẩu máy tính, Ipod, phim Hollywood… từ Mỹ.

Mô hình Heckscher-Ohlin ngự trị tư duy kinh tế quốc tế trong suốt nửa thế k, và giải thích được hầu hết các mối quan hệ thương mại quốc tế. Thế nhưng càng ngày, người ta càng thấy có những đặc điểm trong thương mại quốc tế mà mô hình này không thể giải thích.

Một trong những đặc điểm đó là quan hệ thương mại nội ngành (intra- industry trade). Ví dụ, Mỹ xuất khẩu xe hơi sang Nhật và châu Âu nhưng cũng nhập khẩu xe hơi từ Nhật và châu Âu.

Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì trao đổi thương mại trong ngành này không thể xảy ra vì với một mặt hàng, chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế sang nơi không có lợi thế sản xuất mặt hàng đó, như nước chỉ chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, mà thôi. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy.

Lý thuyết lợi thế so sánh cũng không giải thích được tại sao một số nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc lại thành công trong việc chuyển từ xuất khẩu quần áo, giày dép vào những năm 1960 sang xuất khẩu máy tính, ôtô đến Mỹ và châu Âu như ngày nay.

Việc này gây nhiều bối rối cho các nhà kinh tế học và đã có một số mô hình ra đời nhằm giải thích cho quan hệ thương mại này.

* Mô Hình Lợi Thế Cạnh Tranh Của Heckscher-Ohlin:

Ngành dệt cần nhiều lao động hơn trong sản xuất và giấy cần nhiều vốn hơn nếu:

đối với giấy > đối với ngành dệt

Và Phần Lan nhiều vốn hơn còn Ấn Độ nhiều lao động hơn nếu:

Phần Lan < Ấn Độ

Điều này có nghĩa là Phần Lan (nơi giá vốn khá rẽ) có lợi thế cạnh tranh về sản xuất những hàng hoá cần nhiều vốn (như giấy) và ấn Độ (nơi vốn khá đắt và hiếm) lại có lợi thế cạnh tranh về những mặt hàng cần nhiều lao động. Khi trao đổi thương mại diễn ra, Phần Lan nên xuất khẩu giấy sang ấn Độ và nhập khẩu hàng dệt.

• Cả hai đều cần được minh hoạ bằng mô hình giá cả hàng hoá như bảng dưới đây. Từ đó, có thể thấy rằng cứ mỗi 4 tấn giấy Phần Lan xuất bằng đường biển sang ấn Độ, họ sẽ thu về hơn 1m vải (và có thể gần 2m), trong khi đó, nếu không trao đổi cứ mỗi 4 tấn giấy được dùng trong nước sẽ chỉ mua được 1m vải. Tương tự, cứ mỗi m vải ấn Độ xuất sang Phần Lan sẽ thu về được 2 tấn giấy (có thể lên tới 4 tấn) mà nếu không trao đổi mỗi mét vải bán đi chỉ thu về được 2 tấn giấy.

Giá cạnh tranh của hàng dệt may và giấy ở Phần Lan và ấn Độ trước khi có trao đổi thương mại

Phần Lan Ấn Độ

Hàng dệt may (m) FM 80 Rs.200

Giấy (tấn) FM 20 Rs.100

Giá trước khi trao đổi của 1m hàng dệt tính theo tấn giấy 1m vải có giá bằng 4 tấn giấy 1m vải chỉ bằng 2 tấn giấy

Nhận xét: trước khi đem trao đổi, vải giá cao hơn ở Phần Lan so với giá của nó ở Ấn Độ, tức là Phần Lan có lợi thế cạnh tranh về sản xuất giấy và Ấn Độ về sản xuất hàng dệt may

* Nguốn Gốc Hay Cơ Sở Cho Lợi Thế Cạnh Tranh:

-Lợi thế về kỹ thuật: Một nước có thể có lợi thế về kỹ thuật trong sản xuất cả hai sản phẩm hơn nước kia nhưng sự khác nhau về lợi thế có thể lớn hơn trong một mặt hàng.

-Các khoản thiên phú[1]: Một nước (như Ấn Độ) có thể được thiên phú nhiều hơn các nước khác (như Phần Lan) về nguồn lực (như lao động) mà được

sủ dụng rộng rãi hơn trong sản xuất một mặt hàng (như hàng dệt) được sủ dụng để sản xuất ra một mặt hàng khác (như sản xuất giấy) - có thể sử dụng nguồn lực khác (như vốn). Trong trường hợp này, sẽ có cơ sở để trao đổi thương mại thậm chí lợi thế về kỹ thuật không có.

-Sở thích: Một nước (như Phần Lan), khi so sánh với một nước khác (như Ấn Độ), có xu hướng tiêu thụ một loại hàng hoá (như hàng dệt may) mạnh hơn so với một mặt hàng khác (như giấy). Nếu chúng ta giả sử không có sự khác biệt nào về lợi thế kỹ thuật và các khoản thiên phú thì một nước sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng mà nước này tiêu thụ ít hơn.

*Sự tồn tại của các nền kinh tế như là nền tảng của trao đổi thương mại: Ngay cả khi không có lợi thế so sánh và những nước này bình đẳng trong sản xuất các mặt hàng, vẫn có một lý do cho vấn đề chuyên biệt hoá và thương mại nếu quá trình sản xuất được đánh dấu bằng giá trị mặt hàng giảm như là mức tăng của sản lượng. Những nước tham gia bàn thảo xem coi ai được chuyên môn hoá vào mặt hàng nào đó (ở khối lượng tối đa).

*Một Số Cơ Sở Khác Nhau Và Lợi Nhuận Từ Trao Đổi Thương Mại Và Chuyên Môn Hoá:

-Chuyên môn hoá và trao đổi thương mại thúc đẩy tìm ra nhiều công nghệ mới -Trao đổi thương mại giúp cho một đất nước thuận lợi hơn trong tiêu thụ hàng hoá -- trong những khi sản xuất vượt quá nhu cầu, sẽ có thặng dư thương mại trong khi có thâm hụt thương mại (hoặc vay từ nước ngoài) trong giai đoạn khi sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.

-Thương mại thúc đẩy quan hệ quốc tế

-Tạo ra những thương hiệu khác nhau cho cùng một chủng loại hàng hoá

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ CÙNG VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w