II. XU HƯỚNG CẢI CÁCH:
2. Những biện pháp hướng tới nhằm thúc đẩy thực hiện CEPT/AFTA
2.1 Cải cách cơ cấu thuế xuất nhập khẩu
Việc cắt giảm thuế cần thực hiện đồng thời với cải cách cơ cấu thuế xuất nhập khẩu.
Trong tiến trình cải cách thuế quan, Việt Nam đã thực hiện tự do hoá có lựa chọn cơ cấu thuế quan của mình gồm:
- Giảm mức thuế suất trung bình
- Giảm bớt mức thuế suất tối đa xuống còn 60%
- Giảm số lượng các mặt hàng chịu thuế suất hơn 50%.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu thuế xuất nhập khẩu vẫn hầu như không thay
đổi. Hai nhược điểm lớn nhất của biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay vẫn là quá mức thuế xuất nhập khẩu (mức thuế) và thuế suất dàn trải quá rộng. Việt Nam nên quy định giảm số mức thuế suất còn 4 mức cơ bản.
- Với một số mặt hàng trong biểu thuế có thuế suất ở mức 60% như quần áo cũ, mỹ phẩm, xăng trừ loại dùng cho máy bay, xe có động cơ nên giảm thuế xuất nhập khẩu và thay vào đó là thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Với các mặt hàng có thuế suất dưới 5% cần điều chỉnh lên mức 5%. Thứ
nhất, tỷ trọng lớn của các thuế suất dưới 5% chỉ phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn khi nhiêù nguyên vật liệu và đầu vào mà trong nước chưa đủ khả
năng đáp ứng. Nhưng hiện nay, khi nền sản xuất trong nước của Việt Nam đã phần nào phát triển và đáp ứng được một phần các sản phẩm cần thiết phục vụ cho sản xuất mà trước đây phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhu cầu nâng cao mức thuế suất nhập khẩu nhằm mục đích bảo hộ cho cách ngành sản xuất trong nước là thật sự cần thiết. Thứ hai, như đã phân tích trong chương II, Danh mục GEL của Việt Nam có quá nhiều mặt hàng, gồm 213 nhóm mặt hàng, chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu, nhiều nhất trong các quốcgia ASEAN. Với danh nghĩa là mặt hằng thuộc Danh mục GEL, Việt Nam đã không thực hiện giảm thuế theo chương trình. CEPT/AFTA với gần 41% các hoạt động buôn bán của mình với các quốc gia ASEAN, chiếm 62% tổng thu nhập từ thuế vào NSNN. Do vậy sẽ không có gì lạ khi Việt Nam được yêu cầu xem xét chuyển một số mặt hàng thuộc danh mục GEL sang Danh mục Tel. Trong năm 1998, Việt Nam đã chuyển 13 mặt hàng thuộc
GEL sang TEL. Trong tương lai Việt Nam cũng sẽ phải chuyển mặt hàng dầu khí từ
GEL sang TEL. Đây đều là những mặt hàng có thu nhập thuế nhập khẩu rất cao, cần phải tính đến hạu quả giảm thu ngân sách khi thực hiện cắt giảm thuế quan của những mặt hang này. Vì vậy, mức thuế suất tối thiểu 5% được áp dụng đối với thương mại ASEAN là cần thiết để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách do thực hiện cắt giảm thuế quan.
- Điều chỉnh lại thuế xuât nhập khẩu ở dạng nguyên chiếc, dạng SKD, CKD,IKD, chỉ giữa lại hai mức thuế cho dạng nguyên chiếc và dạng chi tiết đòi hỏi công nghệ lắp ráp phức tạp. Với dạng nguyên chiếc áp dụng thuế suất cao, đối với dạng linh kiện áp dụng thuế xuất thấp trong khung.
Việc đơn giản hoá biểu thuế, giảm dần số lượng các mức thuế khac snhau trong biểu thế sẽ tạo điều kiện quản lý tốt hơn, tranh thất thu thuế đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong nươc scải tiến kỹ thuật công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá rẻ, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thế giới khi thực hiện cắt giảm thuế quan.