Quá trình thực hiện các cải cách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện AFTA của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA” (Trang 30 - 34)

II. NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN AFTA Ở VIỆT NAM.

3. Nội dung cải cách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam

3.2. Quá trình thực hiện các cải cách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện AFTA của Việt Nam.

AFTA ca Vit Nam.

3.2.1 Thực trạng hệ thống thuế nhập khẩu của nước ta trong bối cảnh hội nhập:

Bước vào những năm 1990, bối cảnh quốc tế có những thay đổi lớn và có tác

động sâu sắc tới nền kinh tế nước ta. Từ năm 1991, nguồn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá đã chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả hàng năm tăng lên. Tình hình quốc tế có những biến động lớn về thị trường xuất nhập khẩu, về các chương trình hợp tác kinh tế quốc tế. Trong một thời gian ngắn chúng ta phải chuyển một

phần đáng kể khối lượng buôn bán từ các thị trường truyền thống sang các thị trường mới và luôn chịu sự tác động lớn về biến động cung cầu và giá cả hàng hoá. Trước tình hình đó, hệ thống thuế nước ta phải có sự thay đổi cho phù hợp với sự biến động của tình hình quốc tế và trong nước. Hệ thống thuế giai đoạn này tập trung vào mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và hướng về xuất khẩu, bảo hộ và thúc

đẩy nền sản xuất trong nước phát triển.

Năm 1992, luật thuế XNK ra đời đã thống nhất được chế độ thu thuế giữa hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch, do đó đối tượng nộp thuế có sự thay đổi. Thuế

XNK đánh vào hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, qua cửa khẩu biên giới Việt nam không phân biệt đó là hàng hoá mậu dịch hay phi mậu dịch, kể cả hàng hoá trong nước đưa vào khu chế xuất vào thị trường trong nước.

Giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập theo hợp

đồng ngoại thương, kể cả chi phí bảo hiểm và chi phí vận tải. Giá tính thuế hàng xuất khẩu là giá bán tại các cửa khẩu theo hợp đồng ngoại thương, không bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm.

Nhìn chung chính sách thuế XNK trong thời gian này đã thực hiện được yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước còn non yếu. Tuy nhiên biểu thuế XNK giai

đoạn này cũng bộc lộ nhiều hạn chế lớn như:

- Biểu thuế nhập khẩu có mức thuế suất khá cao, bao gồm 36 mức áp dụng cho hơn 3.000 mặt hàng với mức chênh lệch thuế suất khá lớn (từ 0% đến 200%), hình thành một biểu thuế nhập khẩu khá phức tạp.

- Có quá nhiều mức thuế suất thấp hơn 5% (chiếm 55,8% tổng danh mục hàng hoá trong biểu thuế nhập khẩu). Như vậy, mức thuế suất cao chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ các mặt hàng, gây nên tình trạng phân bổ thuế suất không đồng

đều. Điều này vừa hạn chế nguồn thu ngân sách, vừa làm cho chính sách bảo hộ chỉ tập trung cho một số mặt hàng. Đồng thời trong quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì rằng, nhiều nhóm hàng hoá có mức thuế nhập khẩu cao, nếu đưa vào mục cắt giảm ngay sẽ không đủ sức cạnh tranh. Còn những mặt hàng có mức thuế suất thấp nếu giữ nguyên thì nguồn

thu ngân sách nhả nước sẽ bị thiếu hụt. Trong trường hợp đó, để đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, biện pháp tăng thuế suất có thể được sử dụng nhưng gây khó khăn phức tạp trong quá trình đàm phán.

- Mức thuế suất cao đánh vào một số mặt hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất với giá thành cao, chất lượng thấp, chưa thoả

mãn nhu cầu người tiêu dùng. Giá cả hàng nhập tăng cao tạo nên xu hướng gia tăng buôn lậu và gian lận thương mại làm công tác quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn. Mặt khác mức thuế suất cao này lại không căn cứ vào tính chất của hàng hoá mà căn cứ vào mục đích sử dụng. Điều này hoàn toàn không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Rõ ràng, thuế nhập khẩu giai đoạn này chủ yếu đóng vai trò đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện đường lối bảo hộ đối với sản xuất trong nước. Chính sách đó không thực sự phù hợp và hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế. Do đó cải cách thuế quan –thuế XNK là tất yếu để hội nhập.

3.2.2 Tiến trình cải cách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện AFTA của Việt nam Thuế XNK sau khi tham gia hội nhập khu vực ASEAN – thực hiện AFTA

Để phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan, tháng 10 năm 1995 Nhà nước đã sửa đổi khung thuế suất nhập khẩu một số mặt hàng theo hướng giảm mức tối đa khung thuế suất xuống 60%, phần chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu cũ và mức thuế nhập khẩu mới đã được chuyển sang thuế TTĐB. Do đó, từ đầu năm 1996 số

lượng mức thuế suất của biểu thuế nhập khẩu đã giảm đi còn 28 mức thuế, với mức thấp nhất là 0% và cao nhất là 60%

Để phù hợp với một số luật thuế mới ban hành và phù hợp với quy định về

thương mại quốc tế mà Việt nam đã và sẽ thực hiện cam kết, tháng 4 năm 1998 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế XNK. Nội dung sửa đổi như sau:

- Thuế suất ưu đãi được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương

mại với Việt nam được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế

nhập khẩu ưu đãi

- Thuế suất thông thường được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ

nước hoặc khối nước không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam. Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ nước hoặc khối nước mà Việt nam và các nước hoặc khối nước đó có thoả

thuận về ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

Nội dung này khắc phục được quy định trước đây của Luật thuế XNK về các laọi thuế suất chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho chúng ta thực hiện cam kết ưu đãi đặc biệt với ASEAN.

Đối chiếu thực trạng chính sách thuế nhập khẩu của Việt nam với các cam kết giảm thuế trong hội nhập có thể rút ra một số nhận định như sau:

Bảng 2: Phân bố các mức thuế suất thuế nhập khẩu so với các dòng hàng hoá nhập khẩu Mức thuế suất (%) Số lượng mặt hàng chịu thuế nhập khẩu Tỷ trọng trong tổng số thuế nhập khẩu (%) Ghi chú 0 1,5 4,4 7,5-60 67,5-82,5 90 150 1988 143 382 2853 585 5 27 33,22 2,39 6,38 47,68 9,80 0,08 0,45 10 mức thuế suất 03 mức thuế suất Tổng cộng 5983 100

Nguồn: Biểu thuế XNK và GTGT hàng nhập khẩu, tổng cục hải quan ban hành năm 2000. Số liệu tại thời điểm 1/1/2000

Mặc dù biểu thuế có nhiều mức thuế suất cao, song xét về kết cấu, số dòng thuế thấp là tương đối lớn, còn số dòng thuế có mức thuế suất cao chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Nhìn vào số liệu của bảng 2 ta thấy số dòng thuế có mức thuế suất dưới 5% chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 40% tổng số dòng thuế), trong đó mức thấp nhất 0% áp dụng chủ yếu cho nhóm hàng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất. Nhưng số dòng thuế có thuế suất cao trên 60% (thường áp dụng cho rượu, bia, xăng dầu, ôtô, xe máy) chỉ chiếm tỷ trọng chưa đầy 10%.

Việc so sánh sự phân bố giữa các dòng thuế của Việt nam với các nước đang phát triển sẽ làm rõ thêm sự bất hợp lý này:

Bảng 3: Phân bố các mức thuế suất thuế nhập khẩu của Việt nam so với các nước đang phát triển

Mức thuế 0% 0,1-5% 5,1-10% 10,1-15% 15,1-35% >35% Việt nam 32,5 19,2 7,7 1,2 19,3 20,1 Các nước ĐPT 10 5 5 5 55 20 Nguồn: Bộ tài chính

Phân tích thực trạng thuế nhập khẩu trên đây có thể cho phép khẳng định rằng trong tiến trình tham gia hội nhập biểu thuế nhập khẩu của Việt nam vẫn thực hiện chức năng bảo hộ và thu NTNS là chủ yếu .

Tình hình trên đã gây khó khăn cho Việt nam trong quá trình xây dựng lịch trình cắt giảm thuế quan .

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA” (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)