Kế toán thuế GTGT phải nộp trong kỳ.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Ở NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN (Trang 43 - 45)

- Qui trình kế toá n.

3.3/Kế toán thuế GTGT phải nộp trong kỳ.

b. Kế toán doanh thu tiêu thụ trong trường hợp gửi hàng.

3.3/Kế toán thuế GTGT phải nộp trong kỳ.

Tại nhà máy thiết bị Bưu điện việc tính thuế GTGT được thực hiện hàng tháng cùng với việc trích nộp các khoản thuế khác.

Là đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Theo luật thuế GTGT quy định có 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%, và 20% được Bộ tài chính quy định nhưng tại nhà máy mức thuế suất áp dụng cho sản phẩm hàng hoá dịch vụ được bán ra là 5% và 10% riêng hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất là 0%.

Nhà máy thiết bị Bưu điện tiến hành nộp thuế tại ba nơi, cụ thể CN2 và CN3 nộp thuế GTGT cho các hoạt động của mình tại địa bàn hoạt động là Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng tại Hà Nội, nhà máy đứng ra kê khai nộp thuế cho văn phòng nhà máy và cho cả các đơn vị phụ thuộc đóng ở địa bàn Hà Nội (CN1,PX PVC, TTBH, cơ sở Thượng Đình).

Để hạch toán thuế GTGT ngoài các tài khoản sử dụng trong kế toán doanh thu, kế toán Nhà máy còn sử dụng các TK 133 và TK 3331.

Trong vòng 10 ngày đầu của mỗi tháng, kế toán phải kê khai tính thuế GTGT nộp cho tháng vừa qua bằng việc lập một bộ hồ sơ thuế GTGT căn cứ vào các chứng từ liên quan( Hoá đơn GTGT, chứng từ nộp thuế GTGT, hàng nhập khẩu….) bao gồm:

- Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào

- Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu ra

- Tờ khai thuế GTGT.

Bộ hồ sơ này được lập thành 2 bản, một bản gửi cục thuế Hà Nội, một bản lưu tại nhà máy.

Sau đây là trích bộ hồ sơ thuế GTGT tháng 1/2002 của nhà máy. (Biểu số 19, 22, 23)

Hàng tháng xác định số thuế GTGT phải nộp theo công thức : Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào Trong đó :

+ Thuế GTGT đầu ra của khu vực Hà Nội = thuế GTGT đầu ra của VP NM + Thuế GTGT đầu ra của CN1 + Thuế GTGT đầu ra của TTBH + Thuế GTGT đầu ra của PX PVCm + Thuế GTGT đầu ra của cơ sở TĐ

+ Thuế GTGT đầu vào của khu vực Hà Nội = Thuế GTGT đầu vào của VP NM + Thuế GTGT đầu vào của CN1 + Thuế GTGT đầu vào của TTBH + Thuế GTGT đầu vào của PX PVCm + Thuế GTGT đầu vào của cơ sở TĐ

Cuối mỗi quý, kế toán sẽ tổng hợp các nhật ký, sổ chi tiết liên quan để lập bảng tổng hợp TK 333 sau đó vào sổ cái (Biểu 24).

Biểu số 23

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Ở NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN (Trang 43 - 45)