Kế toán nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc (Trang 36 - 40)

2.3.4.1. Đặc điểm kế toán nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí SXKD của Công ty. Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán, Công ty đã xây dựng hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL.

NVL trong Công ty được chia thành các loại sau: - Nguyên liệu và vật liệu chính

- Vật liệu phụ - Nhiên liệu

- Phụ tùng thay thế - Vật liệu XDCB - Vật liệu khác

Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu là phải phản ánh chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL nhập, xuất, tồn kho, phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí SXKD.

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo trị giá hàng tồn kho thực tế. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp bình quân gia quyền.

Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.

2.3.4.2. Nội dung kế toán nguyên vật liệu

Tổ chức chứng từ:

• Chứng từ nhập nguyên vật liệu:

- Phiếu nhập kho: Do cán bộ phòng quản lý vật tư lập thành 3 liên, trong đó liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao người nhập, liên 3 dùng luân chuyển và ghi sổ kế toán.

- Bảng kê phiếu nhập: Cuối tháng, kế toán NVL tổng hợp các phiếu nhập kho trong tháng theo thứ tự thời gian để tiện theo dõi và đối chiếu.

- Biên bản giao nhận vật tư: Do Phòng Kế hoạch- vật tư lập khi bàn giao vật tư cho đơn vị sử dụng.

• Chứng từ xuất nguyên vật liệu:

- Phiếu xuất kho: Do cán bộ phòng vật tư lập thành 3 liên đặt giấy than viết một lần, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao người nhận, liên 3 dùng luân chuyển và ghi sổ kế toán

- Bảng kê phiếu xuất: Dựa trên các phiếu xuất kho phát sinh trong tháng, kế toán vật tư lập bảng kê phiếu xuất có trong tháng theo thứ tự thời gian để tiện theo dõi, đối chiếu

- Biên bản thanh lý vật tư: Do cán bộ phòng quản lý vật tư lập trong trường hợp thanh lý nhưọng bán NVL ( thừa, phế liệu thu hồi)

Sơ đồ 18: Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho:

Sơ đồ 19: Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho:

Hạch toán chi tiết NVL:

Hiện nay, Công ty hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.

Sơ đồ 20: Trình tự kế toán chi tiết NVL tại công ty:

Đề nghị nhập hàng P.Kế hoạch- VT: mua hàng, lập phiếu nhập Cán bộ P.Kế hoạch- VT, Giám đốc: ký Thủ kho: Nhập kho Kế toán NVL: Ghi sổ, kẹp chứng từ Giám đốc,P.KH-

VT: ký duyệt P.KH-Vật tư: Lập phiếu xuất

Thủ kho: Xuất kho KT NVL: Ghi sổ, bảo quản Đề nghị xuất hàng Giám đốc,KT trưởng: Ký phiếu Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Nhập dữ liệu vào máy

Thẻ kho

Bảng tổng hợp N-X -T Sổ chi tiêt vật tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú thích:

Ghi chép, vào sổ Đối chiếu

Hạch toán tổng hợp NVL:

Tài khoản sử dụng: TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. Kết cấu:

- Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho hoặc thừa khi kiểm kê.

- Bên Có: Giá thực tế NVL xuất kho hoặc thiếu khi kiểm kê.

- Số dư bên Nợ: Giá thực tế NVL tồn kho.

Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các TK liên quan như: TK 331, TK 621, TK 627…

Hạch toán NVL:

Hạch toán tăng NVL:

Các nghiệp vụ tăng NVL ở Công ty như sau: Mua ngoài NVL nhập kho:

Nợ TK 152 Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331 Phát hiện thừa khi kiểm kê:

Nợ TK 152

Có TK 338, 711

Hạch toán giảm NVL:

Các nghiệp vụ giảm NVL ở Công ty như sau:

Xuất kho NVL dung cho các hoạt động của Công ty: Nợ TK 621, 627, 642 Có TK 152

Phát hiện thiếu khi kiểm kê:

Nợ TK 1381 Có TK 152

2.3.4.3. Quy trình ghi sổ

Sơ đồ 21: Trình tự ghi sổ kế toán NVL:

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc (Trang 36 - 40)