I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CÓ LIÊN
4. Các đặc điểm có liên quan đến công táctổ chức tiền lương
4.1. Cơ cấu tổ chức
Qua sơ đồ ta thấy, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là mô hình đã và đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong các doanh nghiệp. Hoạt động theo chế độ một thủ trưởng đứng đầu là giám đốc lãnh đạo điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dưới là phó giám đốc và trợ lý giám đốc, kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc giám đốc. Qua sơ đồ cơ cấu ta thấy nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban trong công ty như sau:
a1) Ban giám đốc.
Với vai trò và chức năng là trung tâm điều khiển mọi hoạt động và chức năng của công ty, Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc trình độ tiến sĩ kinh tế, 1 phó giám đốc cử nhân kinh tế .
Giám đốc phụ trách và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, bộ trưởng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác kinh tế kế hoạch, tổ chức lao động tiền lương, tài chính kế toán.
Phó giám đốc trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật,xây dựng cơ bản, phụ trách phòng kỹ thuật, văn phòng công ty, đoàn vận tải thuỷ bộ và một số lĩnh vực khác có liên quan đến phòng kế hoạch.
A 2) Phòng tổ chức lao động tiền lương
Có chức năng tham mưu về công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương thực hiện mọi chính sách, chế độ đối với người lao động, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty theo yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Phòng tổ chức lao động tiền lương có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty.
Định hướng lập phương án về cơ cấu tổ chức sản xuất kinh
doanh của công ty trong từng thời kỳ.
Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động kể cả
trong biên chế và lao động hợp đồng.
Lập phương án tiền lương sản phẩm cho toàn công ty. Thực
Xây dựng mức hao phí lao động, an toàn lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ đối với công nhân viên.
Tổ chức công tác thanh tra, thi đua, khen thưởng.
a3) Văn phòng
Có chức năng đảm bảo công tác hành chính, hậu cần, quản trị, an ninh toàn công ty, trang bị các dụng cụ làm việc, phục vụ các điều kiện làm việc, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty, quản lý tài sản thuộc công ty.
a4) Phòng kinh tế kế hoạch.
Là phòng tham mưu, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc tổ chức chỉ đạo các mặt công tác, kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng quản lý các hệ thống chỉ tiêu kế hoạch và hợp đồng kinh tế, giá cả thị trường, đầu tư xây dựng cơ bản, tổng hợp các mặt thực hiện kế hoạch kinh doanh, quyết toán vật tư và tính hiệu quả kinh doanh.
Phòng có nhiệm vụ:
Xây dựng và quản lý các chỉ tiêu kế hoạch của công ty
Xây dựng chi phí lưu thông kế hoạch giá thành cho từng mặt
hàng kinh doanh có sự quản lý, hướng dẫn của cấp trên đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Tổ chức khai thác vật tư, hàng hoá, hình thành các chỉ tiêu
kinh doanh các mặt hàng của công ty.
Xác định phương hướng đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch
sửa chữa lớn cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong công ty.
a5) Phòng tài chính kế toán thống kê.
Giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế hoạch tài chính, hạch toán thống kê toàn công ty theo đúng quy định của Nhà nước và pháp lệnh kế toán thống kê đã ban hành.
Tổ chức bộ máy, hình thức kế toán thống kê từ cơ sở cho đến công ty phù hợp với năng lực và thực tế nhằm phát huy hiệu quả bộ máy quản lý.
Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực
toàn bộ các hoạt động kinh doanh và tài sản của công ty.
Tính toán chính xác kết quả kinh doanh, kiểm kê tài sản...
Cân đối vốn, sử dụng điều hoà các loại vốn phục vụ trong
kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất việc sử dụng vốn.
Các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.
a6) Phòng điều độ.
Có chức năng và nhiệm vụ sau:
Căn cứ vào kế hoạch năm, quý, tháng của công ty, thực hiện
điều phối để hoàn thành kế hoạch.
Thống kê theo dõi hàng hoá vận tải, xếp dỡ hàng ngày, số
lượng hàng mua bán, hàng đi đường.
Tham gia phối hợp điều hành các phương tiện vận tải, phối
hợp giữa nguồn hàng xếp dỡ.
Thông tin sản xuất giữa công ty với nhà máy, xí nghiệp, các
cơ quan kinh tế có liên quan. a7) Ban thanh tra.
Tham mưu giúp giám đốc thực hiện công tác quản lý và các công tác thanh tra, kiêm tra, phát hiện ngăn ngừa, sửa chữa các khuyết điểm và phát huy các ưu điểm. Có nhiệm vụ sau:
Thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị, phòng bantoàn công
ty về việc thực hiện chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tổ chức thanh tra, xác minh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
Phát hiện các việc làm sai trái, những biểu hiện tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh ...
a8) Phòng kinh doanh vận tải.
Là đơn vị trực thuộc và chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của giám đốc công ty. Tham mưu giúp giám đốc lập và kiểm tra các phương án vận tải vật tư đầu vào cho sản xuất xi măng trên cơ sở được giao.
Có nhiệm vụ sau:
Lập kế hoạch phương án vận tải, xếp dỡ bảo quản các mặt
hàng vật tư đầu vào cho các nhà máy sản xuất xi măng.
Phối hợp các phòng ban có liên quan.
Tổ chức triển khai thực hiện vận tải hàng hoá vật tư ở các
khâu và phân công các công đoạn tổ chức mối quan hệ để thực hiện nhiệm vụ giữa các phòng và các chi nhánh trong công ty.
Phối hợp với đoàn vận tải thuỷ bộ điều hành kế hoạch vận
tải theo kỳ.
a9) Phòng kinh doanh xi măng.
Trực thuộc và chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của giám
đốc công ty, tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức điều hành triển khai công tác kinh doanh xi măng trên các địa bàn.
Tìm hiểu thị trường, khách hàng, sự biến động của giá cả thị
trường xi măng trong từng thời kỳ để lập phương án kinh doanh xi măng có hiệu quả.
Phối hợp với các phòng ban quản lý, ban hành các quyết
định có liên quan đến kinh doanh xi măng.
Trực tiếp quản lý và điều hành kinh doanh xi măng các trung
tâm ở Hà Nội.
Cũng trực thuộc và chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của giám đốc. Tham mưu giúp giám đốc lập và triển khai các phương án mua bán, vận tải, xếp dỡ các loại phụ gia.
Ký kết và thanh lý các loại hợp đồng khi được giám đốc uỷ quyền. Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch, đề xuất các phương án triển khai cụ thể về
mua bán, vận tải, xếp dỡ.
Tổ chức công tác nghiệp vụ kinh tế trong sản xuất kinh
doanh theo đúng quy định của Nhà nước. a11) Phòng kỹ thuật
Có chức năng quản lý về chất lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất kinh doanh và kỹ thuật xe, máy tham mưu quản lý toàn bộ hệ thống định mức kỹ thuật, hao hụt, xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu, vật tư ở công ty.
Nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ:
Quản lý và chịu trách nhiệm về mặt chất lượng sản phẩm, hàng
hoá, cung ứng vận tải, tập hợp các văn bản quy định tiêu chuẩn chất lượng.
Quản lý về mặt kỹ thuật của các đơn vị nhằm đảm bảo chất lượng
sản phẩm kinh doanh.
Quản lý về mặt kỹ thuật ở các đơn vị sản xuất.
a12) Trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng.
Trực thuộc và chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của giám đốc công ty, trực tiếp khai thác tiêu thụ một số chủng loại xi măng và vật liệu xây dựng.
Có nhiệm vụ sau:
Tổ chức kinh doanh tiêu thụ các loại xi măng theo hình thức bán
tại cửa hàng và bán đến chân công trình xây dựng.
Kinh doanh tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng khác.
Sử dụng đúng nguyên tắc và có hiệu quả vốn, lao động được giao
trong quá trình kinh doanh. a13) Đoàn vận tải thuỷ bộ.
Đoàn trưởng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước giám đốc
và pháp luật hiện hành về quá trình thực hiện, triển khai chức năng nhiệm vụ và mọi hoạt động khác của đoàn vận tải thuỷ bộ.
Đoàn phó: Giúp việc đoàn trưởng theo từng mảng công việc,
Là đơn vị trực thuộc và chịu sự điều hành trực tiếp của công ty với hình thức kế toán báo sổ.
Nhiệm vụ:
Thay mặt công ty làm công tác tiếp thị, nắm bắt nhu cầu tiếp nhận
tiêu thụ xi măng trên địa bàn được phân công.
Tổ chức quản lý hệ thống bán lẻ, đại lý xi măng trên địa bàn hoạt
động phối hợp các đơn vị có liên quan đề xuất phương hướng tiêu thụ xi măng...