Tác động ODA của Australia tới nền kinh tế Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đề tài “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” (Trang 70 - 86)

3.1. Tác động tích cực:

Một trong những bài học được rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam là biết kết hợp chặt chẽ nội lực có tính quyết định với các nguồn lực quan trọng từ bên ngoài trong quá trình phát

triển. Bài học kinh nghiệm này đặc biệt có giá trị hiện nay khi Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới có cam kết, có lịch trình, phù hợp với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa

gắn liền với tự do hóa thương mại và đầu tư đang phát triển sôi động trên thế giới.

Nguồn ODA không hoàn lại của Australia đóng góp một phần không nhỏ trong tổng số ODA của các nước vào Việt Nam, tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Hầu hết các lĩnh

vực được ODA của Australia cung cấp đều là những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững. Ví dụ như một lượng vốn

không nhỏ đã được đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực, khoảng 127 triệu AUD trong giai đoạn 1997-2002. Qua những chương trình này, một số lượng không nhỏ sinh viên chưa tốt nghiệp, nghiên cứu sinh sau đại học, các quan chức Chính phủ đã có

dưỡng, nâng cao kiến thức để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Mặt khác các chương trình viện trợ của Australia cho lĩnh vực

đào tạo này đã đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình xóa mù chữ cho một số huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang, Tuyên

Quang... Các chương trình đào tạo Australia tài trợ cũng đã thu được những kết quả tốt đẹp, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho cán bộ đang công tác. Ngoài ra, Australia còn tài trợ cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình cung cấp trang thiết bị cho một số trường học góp phần nâng cao hiệu quả

cho giáo dục Việt Nam...

Các dự án có vốn ODA vào Việt Nam tập trung một phần lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn. Việt Nam sau chiến tranh, hầu hết các công trình cầu cống, đường xá, nhà máy, xí

nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng mà để có thể khôi phục hay xây dựng mới cần có một nguồn vốn đầu tư khổng lồ được huy động ở

cả trong nước và nước ngoài. Đây là lĩnh vực Australia quan tâm nhiều nhất và đầu tư lớn nhất trong chương trình viện trợ phát triển

chính thức cho Việt nam. Trong khoảng thời gian bẩy năm (1995- 2002), Australia đã cam kết và bắt tay vào thực hiện 5 dự án lớn về

xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn cho Việt Nam với tổng số vốn khoảng 127,8 triệu AUD. Cho đến nay, tổng số vốn này

đã giải ngân được khoảng 90%, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan: hơn 67% dân số ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đà Nẵng đã được dùng nước sạch, một số thiết bị vệ sinh đã được nâng cấp, hệ thống đê điều, kênh rạch ở

Các chương trình viện trợ của Australia trong lĩnh vực y tế cũng có những đóng góp không nhỏ, cải thiện sức khỏe của người dân ở một

số tỉnh của Việt Nam. Trong vài năm gần đây (1995-2002) Australia đã giúp Việt Nam trong việc nâng cấp sửa chữa trang thiết

bị y tế, cung cấp thuốc men, đào tạo thêm kiến thức y tế cho y bác sĩ. Nhiều chương trình đã được thực hiện trong vài năm gần đây với

tổng số vốn khoảng 33,1 triệu AUD. Ngoài ra, các tổ chức phi Chính phủ của Australia còn giúp đồng bào dân tộc thiểu số miền

núi phòng chống các căn bệnh do thiếu Iôt gây ra.

Trong số những thành quả đạt được từ nguồn ODA của Australia không thể không nhắc đến việc Australia ủng hộ chúng ta trong công cuộc cải cách thể chế quản lý hành chính với số vốn viện trợ chỉ vào khoảng 4 triệu AUD song bên cạnh đó chúng ta nhận được

nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu...

Nhìn chung, ODA của Australia vào Việt Nam đã mang lại kết quả rõ rệt và đánh dấu quan trọng trên chặng đường phát triển của Viêt Nam. Australia đã giúp Việt Nam khi thiên tai bão lụt tàn phá cũng

như góp phần giúp đỡ chúng ta trong chiến lược phát triển bền vững, kết quả của các chương trình viện trợ của Australia thể hiện

tương đối rõ và có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của những người dân nơi chương trình được thực hiện. Tuy nhiên, mặc dù hầu hết các dự án có vốn ODA của Australia hiện nay là các dự án mang

tính lâu dài nhưng Australia chỉ cam kết thực hiện trong một vài năm, đến năm 2002 hầu hết các dự án đều kết thúc. Việc Australia

có tiếp tục cam kết tài trợ nữa hay không phụ thuộc phần lớn vào phía Việt Nam, vào khả năng hấp thụ ODA trên cơ sở xem xét việc

phân bổ và sử dụng ODA có hiệu quả không và kết quả thực sự của nguồn ODA của Australia đem lại ra sao. Ngoài ra điều đó còn phụ thuộc vào những cải cách thực sự trong quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA từ Australia nói riêng và các nhà tài trợ khác nói chung. 3.2. Những vấn đề còn tồn tại:

Trong quá trình cấp viện trợ cho Việt Nam, phía Australia cũng gặp phải rất nhiều khó khăn do việc tiếp nhận và sử dụng ODA đối với

chúng ta còn mới mẻ. Trước hết, đó là những khó khăn mà bất cứ nhà tài trợ nào cũng gặp phải khi cung cấp ODA cho Việt Nam như:

Thứ nhất, chúng ta vẫn còn những tồn tại về cơ chế chính sách. Các

nhà tài trợ của Australia cho rằng việc quy hoạch ODA của chúng ta còn rất kém, điều này làm giảm tính chủ động trong việc chuẩn bị

trước dự án. Chính đây là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những ách tắc về quy trình và thủ tục ODA trong nước, về cơ chế tài chính, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Đồng thời vấn

đề này làm cho việc hình thành các chương trình, dự án ODA thời gian qua mang tính tự phát, xuất phát từ những nhu cầu riêng của các bộ, ngành và địa phương theo gợi ý của các nhà tài trợ, do đó

chất lượng dự án chưa cao.

Thứ hai, hầu hết các nhà tài trợ trong đó bao gồm cả Australia đều

cho rằng việc giải ngân của chúng ta còn quá chậm. Khâu chuẩn bị đề án tiền khả thi và khả thi, thiết kế thậm chí là thi công, cơ chế chính sách còn chưa hoàn chỉnh, thủ tục phải qua nhiều khâu, nhiều

Thứ ba, qua quá trình thực hiện các dự án sử dụng ODA còn cho

thấy, vốn đối ứng cho các dự án này cũng đang là vấn đề bức xúc. Trong hoàn cảnh eo hẹp về nguồn vốn trong nước, nhiều dự án còn

thiếu vốn đối ứng và việc cấp vốn còn chưa phù hợp với tiến độ thực hiện dự án. Đặc biệt, nguồn vốn ODA của Australia lại có đặc điểm là thường kết hợp vốn cả hai phía nhận viện trợ và viện trợ. Ví

dụ, trong chương trình “ Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em” và chương trình “ Phòng chống bệnh sốt rét” chúng ta phải rất khó khăn mới huy động được một triệu rưỡi AUD vốn đối ứng cho mỗi chương trình, trong khi đó vốn tài trợ của Australia cho hai dự án

này tương ứng là 15,1 triệu AUD và 12,5 triệu AUD.

Thứ tư, một số khó khăn trong hợp tác thực hiện dự án ODA vẫn

tồn tại do đội ngũ cán bộ Việt Nam làm việc trong lĩnh vực này nhiều khi còn thiếu cả về kiến thức và kinh nghiệm cũng như phương tiện làm việc và giao tiếp. Nhiều cơ quan hành chính ở các cấp chưa hiểu rõ về đặc điểm, tính chất, mục đích của ODA dẫn tới

họ hiểu sai và hiểu nhầm.

Thứ năm, tệ nạn hối lộ, tham nhũng vẫn còn tồn tại, nhiều khi tới mức nghiêm trọng. Một số lượng vốn ODA không nhỏ đã không đến được tay người đáng ra được nhận mà thay vào đó đã rơi vào túi

một số các quan chức hành chính cao cấp. Một số chủ thầu Việt Nam đã hối lộ để nhận được quyền thực hiện dự án. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cải cách trong vấn đề này nhưng những chuyển

biến mới đang còn ở bước đầu.

Ngoài những khó khăn chung đối với tất cả các nhà tài trợ cho Việt Nam, Australia còn có gặp phải những trở ngại riêng như Cộng

đồng người Việt Nam tỵ nạn tại Australia đã tạo ra nhiều ấn tượng không tốt đối với dư luận ngay trong nước. Với nhiều vụ án buôn lậu, ma tuý, tệ nạn xã hội....đã làm cho dư luận Australia không có cảm tình với bộ phận người Việt Nam này và cũng ảnh hưởng đến tình cảm tốt đẹp mà họ có được trước đó với Việt Nam. Đây cũng là

một khó khăn trong việc chính phủ Australia ra quyết định viện trợ cho Việt Nam vì viện trợ phát triển chính thức luôn bị ảnh hưởng và

tác động lớn của dư luận tại nước đó.

Tại Australia vừa qua cũng có những biến động về chính trị với việc Đảng “Ngôi nhà chung” tích cực tham gia tranh cử và tuyên truyền mạnh mẽ chính sách nước Australia một dân tộc và tẩy chay người châu Á, chống lại chính sách quan hệ và ủng hộ châu Á. Mặc dù Đảng này đã thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử vừa rồi nhưng nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới suy nghĩ của nhiều người dân Australia. 3.3. Nguyên nhân tồn tại:

Những bất cập và những tồn tại nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật lên là nguyên nhân về cơ chế chính sách:

Về cơ chế chính sách, việc lập các tài liệu chuẩn bị đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi, khả thi) các dự án ODA, về phía ta, còn thiếu chủ động, chưa có sự phối hợp giữa chủ dự án và bên tài trợ. Chưa có chiến lược thực sự hợp lý đối với hoạt động ODA. Cụ thể là thiếu chiến lược thu hút và sử dụng ODA dẫn đến việc chuẩn bị dự án còn bị động, chưa có hiệu quả và chưa có tính thuyết phục

cao nên gặp nhiều khó khăn khi giải ngân. Thực tế cũng chỉ ra rằng: các quy định pháp lý của Việt Nam về quản lý, triển khai các

các cơ quan liên quan với các Bộ và các Ban quản lý dự án. Có một thực tế vẫn tồn tại là cách điều hành dự án của mỗi Bộ có sự khác nhau, trong khi đó một nhà tài trợ thường chỉ có một quy chế duy nhất. Quyền hạn của các Ban quản lý chưa được xác định đầy đủ dẫn đến việc các Ban thường bị động trong việc xử lý công việc, mất nhiều thời gian xin phụ thuộc vào ý kiến cấp trên. Ngoài ra, thủ

tục xem xét và trình duyệt dự án còn phức tạp, nhiều cấp nhất là ở khâu đấu thầu và chấm thầu. Đây cũng là nguyên nhân góp phần

cản trở quá trình thực thi dự án và làm chậm tiến độ giải ngân. Thêm vào đó, chúng ta cũng chưa có chính sách hợp lý cũng như

chưa chú trọng đúng mức đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực tiếp nhận và quản lý dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ thiếu năng lực, thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết và là một trong những nguyên nhân giảm hiệu quả của các dự

án. Còn một số vấn đề khác được phát hiện thực sự rất đa dạng và thuộc trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan khác nhau, không chỉ của bên Việt Nam mà của cả các nhà tài trợ. Chúng có thể là sự

phức tạp trong giải phóng mặt bằng, tái định cư và đấu thầu đến việc thiếu kinh phí chuẩn bị dự án và không đủ vốn đối ứng, từ những bất cập trong chính sách thuế và chậm trễ trong thực hiện các

thủ tục thanh toán cho đến những yếu kém trong năng lực của các Ban quản lý dự ỏn và việc thiếu vắng một khuụn khổ phỏp lý hoàn chỉnh cho sự tồn tại và hoạt động của các đơn vị này (liên quan đến biên chế, tổ chức, ngân sách hoạt động và nhu cầu đào tạo, vv...). éú

là sự thiếu hài hoà giữa thủ tục của bờn Việt Nam và cỏc nhà tài trợ cũng như những bất cập trong quá trỡnh phờ duyệt dự ỏn, vv... và

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA AUSTRALIA CHO

VIỆT NAM

Chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Australia ở Việt Nam, vì vậy cần phải có những biện pháp nhằm thay đổi tình hình. Sau đây là một số ý kiến nhằm

nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của Australia ở Việt Nam:

1. Nhóm giải pháp đối với chính phủ Australia:

1.1. Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư hiệu quả vào Việt Nam

Hài hoà thủ tục:

“Hài hoà thủ tục” là thuật ngữ được đặt ra cho quá trỡnh điều chỉnh các thủ tục viện trợ lẫn thủ tục nhận viện trợ với mục tiêu tỡm

viện trợ đa phương và song phương trên thế giới cũng như từ lónh đạo các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển đối với các nỗ lực hài hoà thủ tục nhằm giảm bớt chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả viện

trợ nhằm tạo sức hút mạnh mẽ hơn đối với hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức, thu hút viện trợ từ các nhà tài trợ và từ đó đạt được

các mục tiêu đề ra. Với tư cách là một nhà tài trợ, chính phủ Australia cũng cần quan tâm đến vấn đề hài hoà thủ tục một cách sát

sao. Cụ thể, tiến hành tham gia các diễn đàn cấp cao về Hài hoà thủ tục, như Hội nghị do Nhóm Các Ngân hàng Phát triển Đa phương và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức, hay Hội

nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ (Hội nghị CG)…

Cải thiện môi trường đầu tư:

Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức từ 10- 11 tháng 12 năm 2002 với mức cam kết hỗ trợ 2,5 tỷ USD trong năm 2003 cho Việt Nam, tăng 4,5% so với cam kết năm 2001 từ phía cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Đồng chủ toạ Hội nghị Bộ trưởng BKHĐT đó khẳng định: Chính phủ Việt

Nam đỏnh giỏ cao những cam kết hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế tại hội nghị lần này với mức tài trợ cao hơn năm trước, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nguồn

viện trợ của nhiều nước bị cắt giảm. Điều này thể hiện thiện chí của các nhà tài trợ và sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế vào công cuộc đổi mới mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư, tạo sân chơi bỡnh đẳng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh xóa đúi giảm nghèo, cải

cách thủ tục để tạo nền hành chính công lành mạnh theo một lộ trỡnh phự hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi. Thông qua những

hội nghị như hội nghị CG 10, chính phủ Australia có thể hiểu sâu sát hơn tỡnh hỡnh hoạt động ODA của Việt Nam cũng như những nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoạt động viện trợ

ODA thật hiệu quả, từ đó có các hướng thúc đẩy đầu tư, viện trợ cho Việt Nam.

Tăng cường các cuộc gặp gỡ giữa 2 chính phủ

Ngoài ra, cũng cần tăng cường các cuộc họp, gặp gỡ song phương giữa phía Việt Nam và phía Australia, như Cuộc thảo luận về dự thảo khung logic kết quả chiến lược quốc gia của Australiađối

Một phần của tài liệu Đề tài “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” (Trang 70 - 86)