Đánh giá cụ thể về tác động của ODA Australia cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đề tài “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” (Trang 44 - 70)

Nam.

Sau cuộc họp này, ngày 28/3, hai bên cũng đó tổ chức họp kiểm điểm và thảo luận về các nội dung chính sau đây: (i) Chuẩn bị cho Hội nghị tư vấn cấp cao thường niên dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5 năm 2003; (ii) Chiến lược hợp tác phát triển Việt Nam – Australia

giai đoạn 2003-2007; và (iii) Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của Chương trỡnh học bổng Australia (ADS) tại Việt Nam. (Nguồn:

AusAID Information)

2. Đánh giá cụ thể về tác động của ODA Australia cho Việt Nam: Nam:

Viện trợ phát triển của Australia dành cho Việt Nam nhằm xóa đói giảm nghèo và đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Australia rất quan tâm tới vấn đề nhân đạo và mối quan tâm lớn nhất là trợ giúp cho sự phát triển của các quốc gia láng giềng. Sự ổn

định của các quốc gia góp phần đem lại sự ổn định cho khu vực và tăng cường thương mại và đầu tư. Để Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững, điều quan trọng là có sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ

giữa Chính phủ hai nước Australia và Việt Nam. Các chương trình phát triển được đưa ra và thực hiện dưới sự hợp tác chặt chẽ của hai

nước, nhiều hoạt động được Chính phủ hai nước tài trợ. Điều này có nghĩa là cả hai nước cùng thực hiện một cam kết chung nhằm mang lại thành công cho các hoạt động này. Mặc dù là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 450 USD/ năm nhưng Việt Nam có một tiềm năng rất lớn.

Kể từ năm 1986, việc Chính phủ Việt Nam quyết định mở cửa nền kinh tế đã đem lại những cải thiện đáng kể cho mức sống của người dân. Tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 70% trong những năm 80 xuống còn 50% trong những năm gần đây. Sức khỏe của trẻ em được nâng

cao, kinh tế gần như tăng trưởng gấp ba lần. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng một nửa dân số, tức là 40 triệu dân, sống trong cảnh nghèo

đói, Việt Nam phải đối mặt với một thách thức lớn để có thể giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay và giảm sự chênh lệch về

phát triển giữa các vùng. Các dân tộc thiểu số và những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa phải chịu mức sống thấp hơn rất nhiều so

với những người dân sống ở các thành phố. Thông qua chương trình viện trợ của mình, Australia đang làm việc với phía Việt Nam trong một nỗ lực nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sống của

người dân Việt Nam. Chương trình viện trợ giúp Việt Nam tăng cường khả năng phát triển thông qua việc hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mức sống của người

dân vùng nông thôn thông qua việc cải thiện sức khỏe của người dân, hỗ trợ cho nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Chương trình viện trợ của Australia cũng nhằm hỗ trợ cho chương trình Quản lý Nhà nước của Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực như

phát triển khu vực tư nhân, hội nhập kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực chung và tăng cường hệ thống luật pháp.

2.1. ODA trong Quản lý Nhà nước:

Quản lý Nhà nước cũng là một trong số các lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chương trình viện trợ của Australia vào Việt Nam. Australia luôn ủng hộ phương pháp quản lý hiệu quả các nguồn lực

của đất nước và thỏa mãn nhu cầu của nhân dân một cách thông thoáng, công bằng và có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là cần phải

có những chính sách khuyến khích đầu tư và tăng trưởng, có các tổ chức công tác xã hội phục vụ khu vực công cộng một cách hiệu quả, tăng cường hệ thống luật pháp mang tính hiệu lực cao, bảo vệ

nhân quyền và cho phép các tổ chức xã hội làm công tác dân sự giúp nhân dân trình bày quan điểm của mình lên Chính phủ nhằm

nâng cao tính hiệu quả và trách nhiệm của bộ máy quản lý. Australia quan niệm tính hiệu quả của bộ máy quản lý là điều kiện sống còn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Một nền kinh

tế phát triển bền vững có các điều kiện ưu đãi với việc đầu tư của khu vực tư nhân và phát triển thương mại mở rộng. Đến lượt nó, các điều kiện ưu đãi này tác động ngược lại giúp nền kinh tế tăng trưởng, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, lợi ích của tăng trưởng được

phân phối công bằng, hợp lý.

Viện trợ của Australia cho hoạt động quản lý bao gồm việc tài trợ cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhân quyền và lập chính sách cho khu vực công cộng ở Học viện chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội, ủng hộ việc cải cách luật pháp trong ngành xây dựng và hầm mỏ, đào tạo luật pháp quốc tế.

Hầu hết các chương trình thuộc các lĩnh vực đang được quan tâm đều đặt trọng tâm vào công tác quản lý hành chính một cách hiệu quả. Ví dụ như hiện nay trong tất cả các hoạt động phát triển nông

thôn, việc khuyến khích cải cách bộ máy quản lý cho hợp lý và quản lý tài chính ở cấp địa phương đều chiếm một vị trí quan trọng.

Ngày 20/3/2002, Chính phủ Australia đã ký một hiệp định với chính phủ Việt Nam xét 10 triệu $ Australia (xấp xỉ 84,8 tỷ đồng VN) viện trợ cho một dự án 3 năm hỗ trợ xây dung năng lực quản

lý quốc gia có hiệu quả. Quỹ này sẽ kết hợp những kỹ năng của chuyên gia Australia và Việt Nam và các quan chức chính phủ để nâng cao hiệu quả phát triển chính sách, quản lý và cung cấp dịch

vụ khu vực công ở Việt Nam.

Một uỷ ban điều phối quỹ hỗ trợ bao gồm đại diện của Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID) và Bộ kế hoạch và đầu tư của

Việt Nam sẽ đưa ra định hướng chính sách chiến lược và giám sát quỹ hỗ trợ này.

Chính phủ Australia cũng hỗ trợ nhiều chương trình quản lý quốc gia khác nhăm tăng cường khu vực tư nhân và khu vực công ở Việt

Nam.

Các chương trình trong lĩnh vực này:

Các chương trình viện trợ nhỏ về quyền con người:

Các chương trình viện trợ nhỏ về quyền con người nhằm nâng cao và bảo vệ quyền con người bằng cách cung cấp những khoản viện

trợ nhỏ cho những tổ chức ở những nước khác nhau thực hiện những hoạt động để phát triển năng lực trong nước nhằm tôn trọng,

nâng cao và bảo vệ quyền con người một cách trực tiếp và hữu hình.

Một yếu tố cơ bản của chính sách quyền con người của Australia là củng cố những cơ sở hạ tầng trong nước giúp nâng cao và bảo vệ quyền con người. Chương trình viện trợ nhỏ về quyền con người

đóng vai trò bổ trợ cho những hoạt động lớn hơn về quyền con người được thực hiện thông qua những chương trình viện trợ khu

vực và song phương của Chính phủ Australia.

Trong năm 2001 AusAID đã tài trợ cho dự án “Tăng cường dân chủ và ý thức về quyền công dân và chính trị cho công dân ở các cơ sở” do Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ pháp luật thực hiện. Dự án

1 năm này đã hoàn thành vào tháng 3-2002 và giúp tăng cường ý thức về luật pháp quốc gia và quốc tế để bảo vệ những quyền lợi chính trị và công dân. Dự án này cũng giúp xây dung nền dân chủ ở

cấp cơ sở thông qua đào tạo các trưởng thôn tại 4 huyện ở các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Nam Định và Quảng Ninh.

Dự án tăng cường công tác giám sát và đánh giá Việt Nam Australia:

Giai đoạn 1 của dự án Tăng cường công tác giám sát và đánh giá Việt Nam Australia mới kết thúc hồi tháng 2 năm 2002. Dự án này là một dự án thí điểm hỗ trợ của Australia cho chính phủ Việt Nam để tăng cường năng lực theo dõi, giám sát trên phạm vi quốc gia để có thể cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về thực hiện các dự án có vốn ODA. Mục đích chính của dự án là tối đa hoá những lợi ích từ những dự án và chương trình hỗ trợ phát triển chính thức

Giai đoạn thí điểm này đã thử nghiệm nhiều phương pháp tiếp cận quản lý, kỹ thuật sáng tạo kể cả việc sử dụng những quỹ tín thác cho những hoạt động dự án của các cơ quan Chính phủ Việt Nam quản lý, cấp kinh phí cho nhân viên làm hợp đồng của địa phương và các nhà tư vấn để hỗ trợ cho Bộ Kế hoạch và đầu tư, các cơ quan

hữu quan cấp Bộ và cấp Tỉnh trong quản lý và thực thi dự án. Một báo cáo đánh giá nhu cầu cho giai đoạn 2 của dự án đã được hoàn thành hồi tháng 4-2002. Giai đoạn 2 sẽ hỗ trợ thêm cho chính

phủ Việt Nam triển khai và thể hiện một khuôn khổ quốc gia cho giám sát và đánh giá có hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn

hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

Các khóa học về tiếng Anh pháp lý và Luật thương mại nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng hội nhập và trở thành một

thành viên của Cộng đồng kinh tế quốc tế:

Dự án này bắt đầu từ năm 1997 và kết thúc vào năm 1999. Vốn của dự án này nằm trong Dự án đào tạo Việt Nam-Australia.

Dự án quốc gia về Luật xây dựng:

Đây là dự án trợ giúp Bộ Xây dựng dự thảo các điều luật khuyến khích xây dựng an toàn và tiết kiệm và giúp thiết lập Luật quốc gia về xây dựng ở Việt Nam. Dự án này được thực hiện từ năm 1994 và

đã kết thúc năm 1997 với tổng số vốn ODA của Australia là 1,9 triệu AUD. Toàn bộ số vốn đã được giải ngân.

Ngoài ra, trong hai năm 1998-1999, Australia còn đóng góp một lượng vốn 6 triệu AUD vào Quỹ trợ giúp khủng hoảng ở Châu Á.

chính, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Quỹ này đã hoạt động rất hiệu quả, vì vậy trong giai đoạn 1999-2000 quỹ này đã tăng lên gấp

đôi là 12 triệu AUD:

Tại Việt Nam, Austraila đang tài trợ cho một dự án thí điểm ở thành phố Hải Phòng do Tập đoàn tài chính quốc tế (thuộc Ngân hàng thế giới) tiến hành với chi phí là 1,1 triệu AUD. Dự án này nhằm mục

đích hỗ trợ cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Việt Nam được trợ giúp cổ phần hóa các công ty và loại bỏ các Công ty Nhà nước làm ăn không hiệu quả, phối hợp quản lý các

công ty Nhà nước có hiệu quả và củng cố hệ thống Ngân hàng, buộc một số Ngân hàng thua lỗ phải phá sản và tịch thu tài sản để thế nợ. Việc cải cách hệ thống Ngân hàng được Hiệp hội các giám

đốc Ngân hàng của Australia giúp đỡ.

2.2. ODA trong phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng:

Hơn 80% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, tuy nhiên lực lượng sản xuất khổng lồ này hiện đang trong tình trạng thiếu thốn

trầm trọng về cơ sở vật chất cơ bản như: nước sạch, điều kiện vệ sinh, phương tiện giao thông an toàn, quyền được học hành và hưởng các dịch vụ y tế...để có thể vượt qua tình trạng nghèo nàn,

thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Australia là nước quan tâm rất nhiều đến điều kiện sống, đến những yếu tố liên quan đến cuộc sống của người dân và việc phát triển kinh tế, vì vậy nông nghiệp là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Gần nửa số viện trợ phát triển của Australia cấp cho Việt Nam

khu chung cư ở cả khu vực nông thôn và thành thị phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Cây cầu Mỹ Thuận dài 1,5 km, một điểm nối then chốt trên đường quốc lộ Bắc-Nam nối liền đôi bờ sông Cửu Long, mở ra một con đường trực tiếp đến các khu buôn bán sầm uất và khu dịch vụ cho khoảng 16 triệu dân ở đồng bằng sông Mê Kông và khuyến khích phát triển nền công nghiệp ở vùng đồng bằng này. Cây cầu này là công trình tiêu biểu rõ nhất và là biểu tượng cho quan hệ hợp tác tốt

đẹp Việt Nam-Australia. Việc xây dựng cây cầu này cũng chính là nơi chuyển giao công nghệ và tạo việc làm, nâng cao trình độ cho công nhân và kỹ sư Việt Nam. Trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng cây cầu này, hơn 300 người Australia và 1500 người Việt nam

được tạo công ăn việc làm. Qua đây, các kỹ sư nước ta, các nhà thầu lại, công nhân xây dựng nhận được một “tài sản” lớn đó là kỹ

thuật thích ứng và các kỹ năng liên quan.

Các dự án cung cấp nước sạch của Australia cũng giúp cho Việt Nam không chỉ là vốn mà cả một nguồn kiến thức rất hữu ích. Ví

dụ, dự án cung cấp nước sạch cho năm tỉnh (The five towns Provincial Water Supply Project) không chỉ cung cấp nước máy sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh tốt hơn cho hàng trăm nghìn người,

mà còn chuyển giao cho phía Việt Nam bí quyết kỹ thuật, các kỹ năng về lập và quản lỹ dự án, giúp người dân nâng cao tầm hiểu

biết về lợi ích của nước sạch đối với sức khỏe của con người và khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Các dự án có quy mô nhỏ hơn cũng góp phần không nhỏ vào việc

Quốc cấp, AusAID đã huy động nhân dân tỉnh Trà Vinh thuộc miền Trung Việt Nam đóng góp sức lực xây dựng đường xá cầu cống, các dự án xây dựng cơ sơ hạ tầng có quy mô nhỏ khác giúp nhân dân có thể đến các khu buôn bán, đến trường học, bệnh viện và có thể tiếp cận với các dịch vụ cơ bản khác... Dự án này cũng vạch ra một hướng đổi mới trong việc phối hợp giữa cộng đồng nhân dân địa phương và chính quyền trong việc lập kế hoạch công tác cũng

như các vấn đề về tài chính.

Ngoài ra, cũng trong lĩnh vực phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng này Australia cong giúp Việt Nam một số các dự án nhỏ khác như: giúp Việt Nam xây dựng trại giống tôm càng xanh ở Vũng Tàu kết thúc từ năm 1988. Trong các năm 1993-1994, các tổ chức phi chính

phủ Australia đã trợ giúp ngành lâm nghiệp Việt Nam các dự án nhỏ (khoảng 468.000 AUD) về lâm nghiệp, lâm sinh. Trong tài khóa 1994-1995 Australia viện trợ 3.200 tấn thép để xây dựng các

cầu sông Danh, Hiền Lương, Lai Vu, Đức Huệ; Tư vấn kỹ thuật cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại II (600 MW), thí điểm điện khí hóa

ở một số nơi, đấu thầu tư vấn và cung cấp thiết bị điện... Trong tổng số vốn ODA viện trợ của Australia vào Việt Nam, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhận được số vốn cam kết lớn nhất và

thực tế nó cũng được giải ngân nhiều nhất. Hai dự án lớn nhất của Australia tài trợ là Dự án cầu Mỹ Thuận và Dự án cấp nước sạch cho năm tỉnh hoàn thành vào năm 2000 đã chứng minh được tính thực tế của các cam kết cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và khu vực

nông thôn nơi mà 90% dân số còn phải sống trong cảnh nghèo nàn lạc hậu.

Các dự án lớn trong lĩnh vực phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng:

Dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận:

Phía Australia thiết kế và xây dựng cầu cáp treo dài 1,5 km bắc qua sông Mê Kông nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Tây Nam. Đây là cây cầu được thiết kế đặc biệt, có cấu trúc hiện đại nhất trong tất cả các cây

cầu của Việt Nam hiện nay.

Dự án này đã được nghiên cứu khả thi từ năm 1993, được khởi

Một phần của tài liệu Đề tài “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” (Trang 44 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w