Công thức tính doanh thu tại Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam:
2.3.2.2.KẾT QUẢ KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM
Tình hình khai thác các sản phẩm bảo hiểm của Dai-ichi Việt Nam từ năm 2003 đến 2007 bcó nhiều biến động:
Trước năm 2004: Những sản phẩm chính mà Công ty khai thác hiệu quả là “Tiết kiệm có định hướng”, được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh, huyện và “An sinh giáo dục”
Trong hai năm 2004-2005: Sau khi Công ty tung ra sản phẩm mới “ An sinh giáo dục kết hợp Quyền ưu tiên tuyển sinh vào trường Đại học Quốc tế RMIT”, sản phẩm này đã tạo mức tăng doanh thu đột biến cho Công ty và riêng sản phẩm này chiếm tới 50% tổng doanh thu phí, 50% còn lại từ các sản phẩm khác và chủ yếu là sản phẩm “Hưu trí” và “Bệnh hiểm nghèo trọn đời”.
Năm 2006: Sản phẩm RMIT chiếm 70% tổng doanh thu phí bảo hiểm của Công ty, 30% còn lại chủ yếu từ các sản phẩm: “Bệnh hiểm nghèo trọn đời”, “Gia đình toàn diện”, đặc biệt là sản phẩm “Hưu trí”
Năm 2007: Tổng doanh thu phí Bảo hiểm năm 2007 được chia đều cho các sản phẩm sau:
Bảng II.12: Tỷ trọng doanh thu phí BH của các sản phẩm
Sản phẩm Tỷ trọng (%)
Nền tảng thành công 11,9
Bệnh hiểm nghèo trọn đời 19,3
Hưu trí 11
Tiết kiệm có định hướng 14,8
Sinh kỳ 1,2
An sinh giáo dục 41,3
(Nguồn: Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam)
Dễ nhận thấy, trong năm 2007 doanh thu phí từ sản phẩm ASGD toàn diện ( Sản phẩm đi kèm Quyền ưu tiên tuyển sinh vào trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam) giảm rất nhiều so với 2006. Trong khi đó, các sản phẩm Hưu trí và Bệnh hiểm nghèo trọn đời được khai thác nhiều hơn và đóng góp tỷ trọng lớn vào Tổng doanh thu phí năm 2007 của Công ty.