2.3.2.5.SỐ HỢP ĐỒNG HỦY

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC SẢN PHẨM BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY BHNT DAI-ICHI VIỆT NAM (Trang 53 - 55)

Công thức tính doanh thu tại Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam:

2.3.2.5.SỐ HỢP ĐỒNG HỦY

Trong tổng số hợp đồng khai thác được hàng năm cũng tồn tại một tỷ lệ hợp đồng bị huỷ. Nguyên nhân dẫn đến quyết định huỷ có thể xuất phát từ hai phía: Công ty bảo hiểm và khách hàng, nhưng phần lớn từ phía khách hàng. Đa số hợp đồng bị huỷ do phía Công ty xuất phát từ một nguyên nhân : Sức khỏe của khách hàng không đảm bảo đủ điều kiện tham gia sản phẩm bảo hiểm. Trong khi đó những nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng rất nhiều, như:

 Sau khi đã kí hợp đồng bảo hiểm với Công ty, khách hàng tiếp nhận những nguồn thông tin nhiều chiều về sản phẩm bảo hiểm, về Công ty bảo hiểm,…do đó họ thay đổi quyết định và xin huỷ hợp đồng.

 Do trước khi kí hợp đồng, gia đình khách hàng chưa có điều kiện bàn bạc kỹ lưỡng nên sau khi đã kí, họ thảo luận lại và đi đến quyết định ngừng tham gia.

 Trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm chưa đáo hạn, khách hàng cảm thấy không đủ khả năng tài chính để tiếp tục tham gia, họ xin huỷ hợp đồng

Tỷ lệ huỷ hợp đồng tại Công ty Dai-ichi Việt Nam trung bình từ 10-15%, riêng với sản phẩm RMIT, tỷ lệ này thấp hơn, chỉ từ 7-10%. Cụ thể:

 Trong 21 ngày đầu sau khi kí hợp đồng: Tỷ lệ huỷ là 10%, riêng với sản phẩm RMIT tỷ lệ này cao hơn các sản phẩm khác, chiếm tới 15%

 Sau 21 ngày: Tỷ lệ huỷ là 15-20%

Nếu khách hàng huỷ hợp đồng khi hợp đồng dưới 2 năm tuổi thì khách hàng không được nhận lại số phí bảo hiểm đã đóng cho Công ty.

Nếu khách hàng huỷ hợp đồng khi hợp đồng từ 2 năm tuổi trở lên, khách hàng được nhận lại một khoản tiền, gọi là “Giá trị giải ước”, được xác định theo công thức:

Trong đó: a là một tỷ lệ được quy định cho từng sản phẩm bảo hiểm, nó phụ thuộc vào quy mô và thời hạn hợp đồng mà khách hàng tham gia.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC SẢN PHẨM BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY BHNT DAI-ICHI VIỆT NAM (Trang 53 - 55)