Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 492 (Trang 48 - 50)

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Giá thành thực tế công tác xây lắp: Phản ánh giá thành của một khối lượng

công tác xây lắp đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định. Nó cho phép xác định kiểm kê kịp thời chi phí phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho thích hợp ở những giai đoạn sau và phát hiện những nguyên nhân gây tăng giảm chi phí.

Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành: Là toàn bộ chi

phí chi ra để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình từ khi chuẩn bị đến khi đưa vào sử dụng.

= + -

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT,TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sảnphẩm. phẩm.

Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Vấn đề này có tầm quan trong đặc biệt cả trong lý luận cũng như thực tiễn hạch toán và là nọi dung cơ bản nhất của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.

Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Còn xác định đói tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu câù của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.

Giá th nhà

thc tế sn

phm xây

Trong ngành xây lắp do đặc điểm tổ chức sản xuất phân tán, sản phẩm đơn chiếc được phân chia thành các công trình hay hạng mục công trình. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các hạng mục công trình các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình...

Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một cần dựa vào các cơ sở sau đây:

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:

+ Sản xuất giản đơn: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất hoặc có thể là nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng.

+ Sản xuất phức tạp: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm... Còn đói tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

- Loại hình sản xuất:

+ Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: Đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đói tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.

+ Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ... Còn đói tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.

- Yêu cầu của trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Dựa trên cơ sở trình độ, yêu cầu và tổ chức quản lý để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tư[ngj hạch

toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở các góc độ khác nhau; ngược lại, nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.

Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là vấn đề có ý nghĩa lớn, mang tính định hướng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 492 (Trang 48 - 50)