- Với bề dày lịch sử hình thành cũng như bề dày về kinh nghiệm công ty đã không ngừng đẩy mạnh công việc SXKD để khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
- Về tiêu thụ sản phẩm: Không những cung cấp kịp thời, đầy đủ các sản phẩm về dầu khí trong trong nước mà còn xuất khẩu một số loại sản phẩm cho các nước khác như: Nga và một số nước Đông Nam á.
- Về mặt Tài chính: Công ty theo dõi tình hình thu- chi, lãi- lỗ theo các Trung tâm kinh doanh, Chi nhánh ở các vùng và cả chung toàn bộ Công ty. trong các năm gần đây, Công ty luôn đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, công ty đã luôn luôn qua tâm đến việc bảo quản đồng thời đổi mới TSCĐHH và hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao hiệu quả SXKD nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐHH nói riêng.
Qua quá trình thực tập tại Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, bằng những kiến thức đã học, cũng như với những điều ghi nhận được trong phòng kế toán, em nhận thấy công tác hạch toán TSCĐHH của công ty có những ưu và nhược điểm sau:
1. Những ưu điểm:
Thứ nhất: Về công tác tổ chức bộ máy kế toán
Cùng với sự phát triển của Công ty, bộ phận kế toán của công ty cũng ngày càng phát triển để phù hợp với sự phát triển này. Trên góc độ kế toán tài chính, hệ hệ thốngống ké toán các đơn vị trực thuộc công ty DVKT Dầu khí đã xây dựng áp dụng dựa trên cơ sở hệ thống kế toán doanh nghiệp do bộ tài chính ban hành. Việc
nhận thức, vị trí vai trò của kế toán đã thực sự được chú trọng do cơ chế quản lý độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc tại các công ty và tại công ty DVKT Dầu khí xây dựng phù hợp với đặc điểm mô hình tổ chức của từng đơn vị, được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ quy củ phối hợp thống nhất trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các đơn vị trực thuộc sự phân công và thực hiện rất rõ ràng, đúng trức năng.
Công tác hạch toán ban đầu tại các đơn vị trực thuộc bao gồm nhiều loại khách nhau, phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu kế toán và đảm bảo tính xác thực của nghiệp vụ xẩy ra, các chứng từ này được tổ chức thành hệ thống, có các mẫu chuẩn theo quy định của bộ tài chính các thông tin ghi trên chứng từ nói chung đảm bảo căn cứ pháp lý và đảm bảo cung cấp đầy đủ những thông tin cho công tác hạch toán.
Hình thức chứng từ ghi sổ áp dụng trên một hệ hệ thống phần mềm kế toán duy nhất được sử dụng tại các đơn vị trực thuộc, điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty, ngiệp vụ phát sinh nhiều phong phú. Sự thống nhất trong hệ thống sổ tạo điều kiện cho công ty hạch toán nhất là khi lập báo cáo, so sánh các chỉ tiêu giữa các đơn vị thành viên. Việc đặt tên của công ty hoàn toàn hợp lý cùng với vấn đề sử dụng mã hoá.
Thứ hai: Về công tác phân loại TSCĐHH
Theo quy định chung về phân loại TSCĐHH thì có nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi cách phân loại đều có những đặc điểm riêng phù hợp với từng quy mô hoạt động SXKD của từng DN. Dựa vào tình hình TSCĐ hiện có của Công ty, TSCĐHH của Công ty được phân loại theo 4 cách là theo kết cấu và theo nguồn hình thành TSCĐ, theo công dụng kinh tế và theo tình hình sử dụng.
Việc phân loại TSCĐHH chính xác, rõ ràng, phản ánh được số hiện có của TSCĐHH trong công tác kế toán tại công ty, giúp công ty quản lý được một số
lượng lớn TSCĐHH, dựa vào đó kế toán TSCĐHH được hạch toán một cách chính xác và có hiệu quả.
Thứ ba: Về công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Công ty tổ chức các nghiệp vụ kế toán tăng giảm theo đúng chế độ hiện hành, khi mua, bán TSCĐHH đều có đầy đủ các chứng từ hợp lệ, theo đúng thủ tục và qui định về kế toán TSCĐHH.
Thứ tư: Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ
Công ty đã nhanh chóng áp dụng chế độ khấu hao, giúp công ty phản ánh đúng số khấu hao hiện có, tránh tình trạng phản ánh số khấu hao không chính xác với thời gian thực tế sử dụng TSCĐ. Hiện nay, Công ty đã phổ biến và sẽ áp dụng Thông tư mới ra ngày 15/03 của Bộ Tài Chính .Việc này đã thể hiện tính linh hoạt trong công tác kế toán của Công ty.
Việc theo dõi khấu hao, phát sinh tăng giảm TSCĐHH được theo dõi trên máy vi tính rất khoa học, giảm thiểu viêc nhầm lẫn và giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, đồng thời công ty đã thực hiện các nghiệp vụ kế toán về TSCĐHH theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
2. Những tồn tại:
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác hạch toán kế toán của công ty vẫn còn một số tồn tại sau:
Thứ nhất: Công tác tổ chức chứng từ ban đầu
Các chứng từ rất phong phú đa dạng tuy đã được sử dụng đúng quy định nhưng đôi khi vẫn mang tính hình thức, các chứng từ ban đầu có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng nhưng đôi khi chưa được chú ý đúng mức nhất là trong nội bộ công ty. Công tác tập hợp chứng từ ở các đội thi công nhiều khi còn mang tính đối phó sao cho số liệu ăn khớp như vậy sẽ không phản ánh đúng nghiệp vụ phát sinh. Vai trò của kế toán chưa phat huy trong việc kiểm tra đúng hợp lệ, hợp pháp của chứng từ ban đầu. Có những trường hợp phát sinh trong kỳ TSCĐ đã được hình thành
(công trình xây dựng hoàn thành bàn giao) và đưa vào sử dụng nhưng đơn vị không tập hợp đúng chứng từ để hoạch toán bàn giao.
Việc luân chuyển chứng từ ban đầu nhiều khi còn chậm do các đơn vị ở xa nên chưa đáp ứng được tính kịp thời của công tác hạch toán. Kế toán còn sử dụng phiếu nhập kho khi mua sắm , bàn giao TSCĐ là không đúng quy định vì phiếu nhập kho chỉ sử dụng cho hàng tồn kho hơn nữa trên phiếu nhập kho còn thể hiện chỉ tiêu thuế GTGT là sai.
Thứ hai: Công tác hạch toán
Thực tế hoạch toán tại doanh nghiệp Dầu khí dã phù hợp với quy định của nhà nước và đáp ứng được việc cung cấp thông tin cho các báo cáo tài chính nhưng công tác hạch toán tại các đơn vị trực thuộc vẫn còn rất đa dạng thậm chí chưa thống nhất tại các đơn vị điều này gây khó khăn cho công tác quản trị và dẫn đến việc cung cấp thông tin không thống nhất các chỉ tiêu kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Hơn nữa công tác mới chỉ chú trọng đến việc cung cấp những thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính còn các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho việc quản trị ra quyết định lập kế hoạh vẫn hoàn toàn chưa được quan tâm thích đáng. Kế toán quản trị vẫn là khâu yếu trong hệ thống kế toán và trên thực tế rất ít doanh nghiệp coi kế toán quản trị là một hệ thống kế toán có tính độc lập tương đối với kế toán tài chính.
Thứ ba: Về hình hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại công ty
Căn cứ vào yêu cầu quản lý để đảm bảo theo dõi chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ hữu hình công ty nên sử dụng bảng kê để phản ánh nghiệp vụ phát sinh như bảng kê vật tư phụ. Hiên nay tại các bộ phận sử dụng không thực hiện theo dõi chi tiết các TSCĐ định cụ thể là không mờ sổ. "Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng" gây khó khăn cho công ty kế toán chi tiết TSCĐ ở từng bộ phận
Thứ tư: về phương pháp lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hữu hình