D 31/12 10 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 6211 ›
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
1.3.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Khoản tiền đó bao gồm : tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp (Nếu có). Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này chiếm khoảng 5-10% chi phí sản xuất sản phẩm trong giá thành sản phẩm. Do đó, việc hạch toán đúng đủ chi phí này có quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm. Sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Tiền lương là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất. Như vậy, các khoản tiền lương cùng với các khoản trích theo lương hợp lại thành chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm của công ty. Việc tính toán chi phí về lao động sống được thực hiện trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong quá trình sản xuất.
Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công, hợp đồng làm khoán, giấy xác nhận làm thêm giờ, phiếu nghỉ ốm và các
dụng hai hình thức trả lương là hình thức thời gian và hình thức lương khoán sản phẩm.
Lương thời gian = Thời gian làm việc ×
Đơn giá tiền lương thời gian theo cấp bậc
- Lương thời gian là hình thức lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này tiền lương thời gian được xác định như sau:
Đơn giá tiền lương thời gian Lương cơ bản
=
Số ngày làm việc bình quân trong tháng Trong đó:
Lương cơ bản = Hệ số lương × Mức lương tối thiểu
Hệ số lương tuỳ thuộc vào trình độ, cấp bậc lương và cấp bậc chức vụ do nhà nước quy định.
Hình thức lương thời gian được áp dụng cho người lao động thuộc khối văn phòng, bộ phận lao động gián tiếp.
- Lương sản phẩm là hình thức lương tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành,đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu chất lượng, quy cách và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị công việc. Theo hình thức trả lương này, lương sản phẩm được xác định như sau:
Lương sản phẩm =
Khối lượng công việc hoàn thành
Đơn giá tiền lương khoán cho công đoạn sản phẩm ×
Hình thức lương sản phẩm được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Các phân xưởng tiến hành làm khoán theo các hợp đồng khoán. Căn cứ vào hợp đồng làm khoán mà phòng kinh tế kế hoạch đã giao, hàng ngày công việc của mỗi công nhân được theo dõi trên bảng chấm công do nhân viên quản lý phân xưởng theo dõi và ghi chép. Sau khi công việc hoàn thành, nhân viên quản lý phân xưởng tiến hành kiểm tra về mặt chất lượng, số lượng xem có đúng yêu cầu của hợp đồng đề ra hay không. Khối lượng thực tế làm sẽ được ghi vào phần thực hiện của hợp đồng làm khoán. Cuối tháng thống kê phân xưởng căn cứ vào vào thực tế sản xuất sản phẩm trong tháng của từng tổ đã được xác nhận của phòng KCS. Thống kê duyệt lương khoán cho bộ phận mình tại phòng điều độ, quỹ lương của từng phân xưởng trong tháng và ký xác nhận vào hợp đồng làm khoán. Sau đó chuyển về cho các tổ trong phân xưởng để tiến hành tính lương cho từng người. Thống kê phân xưởng căn cứ vào quỹ lương khoán, số lượng sản phẩm sản xuất trong tổ để chia lương cho từng công nhân. Trên cơ sở bảng thanh toán lương, bảng phân tích công của từng loại sản phẩm kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định.
+ BHXH: Trích 20% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân viên. Trong đó: 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% khấu trừ vào lương của người lao động.
+ BHYT: Trích 3% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động. Trong đó: 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% khấu trừ vào lương của người lao động.
+ KPCĐ: Trích 2% tính vào chi phí sản xuất, số chi phí này được tính trên số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động.
Phòng kỹ thuật lập định mức nhân công cho từng việc sản xuất từng sản phẩm, từ đó đề ra quỹ lương khoán. Sau đây là bảng định mức nhân công cho sản xuất sản phẩm của công ty:
Bảng 1.6: Bảng định mức nhân công
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh Mã số: LK/TCNB/40
BẢNG ĐỊNH MỨC NHÂN CÔNG (Trích)
STT SẢN PHẨM SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG (VND)
1 Bi đạn 1 Kg 490
Trong đó: Đúc 360
Nhiệt luyện 130
2 Hàng thép chịu nhiệt + răng cầu 1 Kg 1320
3 Sản phẩm đúc phụ tùng 13 (tấm lót) 1 Kg 1801
Trong đó: Đúc 1200
Gia công cơ khí 305
Nhiệt luyện 296
4 Hàng phục vụ công ty thép thường 1 Kg 1263
5 Thép hợp kim + thép Mn 13 1 Kg 968
… …………. …….. ……….
Người soạn thảo Người thẩm xét Người phê duyệt Trần Lê Minh Nguyễn Đình Hoá Chu Văn Toàn
( Nguồn phòng kỹ thuật Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh ) Trên cơ sở bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng và ăn ca, chế độ trích lập các khoản theo lương, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương như sau: