d) Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình.
1.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng người:
+ Trưởng phòng (Kế toán trưởng): Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng cũng như các hoạt động khác của Công ty có liên quan đến công tác tài chính kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Công ty. Thực hiện các chế độ chính sách về công tác tài chính, kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng, tổ chức công tác kiểm kê định kỳ theo quy định, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám sát phần nghiệp vụ đối với cán bộ thống kê và tổng hợp kinh doanh của Công ty.
Đồng thời là kế toán trưởng của Công ty chịu trách nhiệm phân công các nhân viên kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, xác định đối tượng tập chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Sau đó tổ chức kế toán tập hợp chi phí theo dối tượng đã xác định. Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời đúng đối
KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ kho kiêm thủ quỹ Kế toán vật tư - NVL Kế toán TSCĐ Kế toán vốn bằng tiền và tiền
tượng tính giá thành và phương pháp giá thành, tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí sản xuất tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất tổng hợp tài liệu của các bộ phận kế toán lập bảng kê, bảng phân bố định kỳ chứng từ, lập báo cáo định kỳ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Kế toán vốn bằng tiền và tiền lương:
- Phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết quả lao động của CNV tính toán đúng, thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho CBCNV quản lý chặt chẽ việc chi tiêu sử dụng quỹ lương, tính toán phân bổ hợp lý, chính xác về tiền công và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan. Định kỳ kế toán tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động của CBCNV và quản lý sử dụng quỹ tiền lương.
- Phản ánh và theo dõi chính xác tình hình biến động của từng nguồn vốn giám đốc tình hình huy động và sử dụng vốn để phát hiện và khai thác khả năng tiềm tàng của nguồn vốn, phải tiến hành thanh toán đúng thời hạn, chấp hành đầy đủ kỷ luật và chế độ thanh toán.
- Theo dõi các khoản công nợ các khoản phải thu của khách hàng và tiến hành thanh toán.
+ Kế toán TSCĐ: Phải tổng hợp một cách đầy đủ chính xác kịp thời số lượng hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có tình hình tăng, giảm TSCĐ trong Công ty về đối tượng sử dụng, nguyên nhân giá trị TSCĐ, giá trị hao mòn TSCĐ, giá trị còn lại và việc bảo quản sử dụng TSCĐ ở Công ty.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế sửa chữa TSCĐ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ, tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh
giá lại TSCĐ khi cần thiết tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ trong Công ty.
+ Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu công cụ dụng cụ phù hợp với các nguyên tắc yều cầu quản lý thống nhất của Nhà nước. Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của Công ty để ghi chép phân loại tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện và có sự biến động tăng giảm của vật liệu công cụ, dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích đánh giá tình hình sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Bộ phận kế toán này giao cho 1 nhân viên đảm nhiệm.
+ Phòng kế toán 1 thủ kho kiêm quỹ: có trách nhiệm về số lượng hàng nhập trong kho và đối chiếu với kế toán vật tư nguyên vật liệu. Theo dõi quá trình thu chi tiền mặt, lập báo cáo thu chi hàng tháng.
Như vậy cơ cấu tổ chức của Công ty KTCT thuỷ lợi tỉnh Hoà Bình là khoa học khá chặt chẽ. Mỗi bộ phận tuy có nhiệm vụ và chức năng riêng song giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong phạm vị chức năng và quyền hạn của mình.