NHẬNTHỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN 4.1 Vai trò của RNMCG đối với đời sống của người dân
4.2 Kết quả khảo sát về nhận thức, thái độ của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên RNMCG
4.1 Vai trò của RNMCG đối với đời sống của người dân
Bản đồ 2: Ranh giới xã Long Hòa, nơi chọn khảo sát
Qua việc khảo sát thực tế cuộc sống của người dân tại Cần Giờ cho thấy, cuộc sống của họ cũng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên RNM. Đa số những người được khảo sát cho biết thu nhập của họ là nhờ nguồn tài nguyên RNM như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, nhờ các hoạt động du lịch… là chủ yếu.
Từ khi rừng được phục hồi, sản lượng thủy sản khai thác được ngày càng tăng, trong đó nghề nuôi nghêu, sò, nghề nuôi tôm sú phát triển nhanh, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân.
Và cũng không thể phủ nhận các mặt tích cực mà hoạt động du lịch đã mang lại như:
• Tạo cơ hội khuyến khích bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì những khu vực cần được bảo vệ.
• Tận dụng được nguồn lao động địa phương cho các chuyến hướng dẫn tham quan và dịch vụ khác. Hoặc cộng tác với người dân về ăn ở, điều kiện sinh hoạt.
• Tạo điều kiện cho mọi người có nhu cầu tham gia vào việc quản lý môi trường của chúng ta.
• Du lịch thường góp phần kéo theo sự đô thị hóa của khu vực đó và vùng lân cận.
• Cơ hội tìm kiếm việc làm, đầu tư của người nước ngoài
• Xong quan trọng hơn là con người ngày càng biết nhiều về giá trị của thiên nhiên và cũng có thể trở nên thích nghi hơn với việc ngày càng mất không gian sống, và ảnh hưởng của những lối sống gần đây của chúng ta về môi trường thiên nhiên. Sự nhận thức này góp phần giúp đề ra những phương sách bảo vệ và cũng có thể sẽ trở nên phức tạp hơn nữa. Những nơi mà được cho là có giá trị cao không chỉ là những khu vực có đa dạng sinh học cần được bảo vệ mà những khu vực đang được bảo vệ này rất có giá trị đối với xã hội.
Ngoài ra, hệ thống đập nuôi trồng thủy sản ở khu vực Vàm Sát được xem là hoàn chỉnh và có hiệu quả nhất của cả huyện Cần Giờ, giúp cho những người giữ rừng nơi đây vừa trồng rừng, vừa chủ động được nguồn nước để nuôi thủy sản quanh năm. Nguồn lợi của người dân gắn liền với nguồn lợi khai thác thuỷ sản và bảo vệ rừng nên việc xây dựng một chương trình giúp người dân hiểu và bảo vệ môi trường là việc cần làm để bảo tồn hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm này.
4.2 Kết quả điều tra nhận thức, thái độ của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên RNMCG
4.2.1 Khảo sát về đời sống tinh thần của người dân
Để có thể xây dựng một chương trình nhằm mục đích nâng cao nhận thức bảo tồn tài nguyên RNMCG thì trước hết ta phải biết rõ nhận thức của người dân về tầm quan trọng của RNMCG cũng như thái độ của họ trong việc bảo tồn tài nguyên này. Qua khảo sát thu được kết quả được biểu diễn ở biểu đồ 1 như sau:
0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 HÌnh thức lựa chọn T ỉ l ệ %
Biểu đồ 1: Vấn đề thu thập thông tin của người dân
(1. Xem báo; 2. Xem Tivi; 3. Nghe đài; 4. Tham gia hoạt động của xã; 5. Khác) Dựa vào biểu đồ ta thấy được là đa số người dân biết được các tin tức, thời sự qua Tivi là chính, chiếm 77% trong số 100 người được hỏi, 17% cập nhật thông tin qua sách báo, 4% biết được thông tin qua đài phát thanh và còn lại 6% người được hỏi cho biết rằng họ không biết được các tin tức, thời sự từ bất kì hình thức nào do không có điều kiện (những người này chủ yếu là các nhân viên làm công tác bảo vệ rừng). Tuy nhiên không có ai trong số 100 người được hỏi cho rằng họ thu nhận được thông tin từ việc tham gia các hoạt động của xã. Qua đây chúng ta có thể thấy được tivi là phương tiện thông tin tốt nhất khi tuyên truyền các chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn RNMCG cho người dân.
Khi đưa ra câu hỏi khảo sát để biết được người dân có có biết và tham gia vào các hoạt động của các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, câu lạc bộ môi trường,…của xã tại hay không thì kết quả được thể hiện qua biểu đồ như sau: 0 20 40 60 80 100 1 2 Hình thức lựa chọn T ỉ l ệ %
Biểu đồ 2: Tìm hiểu việc tham gia các tổ chức xã hội của người dân (1.có; 2. không)
Quá trình điều tra cho kết quả là chỉ có 47% trong 100 người được hỏi cho biết là có tham gia các tổ chức xã hội này nhưng có đến 53% số người được hỏi cho rằng họ có biết nhưng không tham gia vào các hội đoàn này. Theo như tôi được biết thì lí do mà họ không tham gia là vì không có thời gian, hoặc họ thấy việc tham gia vào các hội đoàn này không giúp ích gì nhiều cho cuộc sống mưu sinh của họ nên họ không tham gia, hoặc có tham gia thì chỉ tham gia vào một số hoạt động mà họ thích chứ không tham gia thường xuyên. Đây là điều mà chúng ta cần quan tâm.
Qua tìm hiểu tôi có biết được một số hoạt động của xã như: ngày chủ nhật xanh được tổ chức khoảng 1-3 tháng/ lần, chương trình làm sạch bờ biển, và chương trình trồng rừng do Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ phối hợp với một tổ chức của Nhật Bản thực hiện cũng thu hút được nhiều sự quan tâm và tham gia từ
phía người dân. Các hoạt động này cũng đã giúp người dân phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn RNMCG.
Vì vậy để hoạt động bảo vệ rừng có hiệu quả hơn thì việc tuyên truyền của chính quyền địa phương phải kết hợp với các hội, đoàn, cần có các hình thức tuyên truyền rộng rãi, tích cực và nhất là phải phù hợp với điều kiện sống thực tế của người dân.
4.2.2 Khảo sát về nhận thức của người dân về tầm quan trọng của RNMCG
Khi được hỏi về vai trò của RNMCG thì hầu hết những người được hỏi đều cho biết vai trò của RNMCG là bảo vệ bờ biển, điều hoà không khí, cung cấp nguồn thuỷ hải sản phong phú và có tiềm năng du lịch lớn. Điều này cho ta thấy người dân đã biết được vai trò của RNMCG thông qua các chủ trương chính cách của Nhà nước. Tuy nhiên khi đưa ra câu hỏi:”Quý ông/ bà có biết tại sao Nhà nước bảo tồn rừng ngập mặn Cần Giờ không?” thì kết quả thu nhận được là:
0 20 40 60 80 100 1 2 Hình thức lựa chọn T ỉ l ệ %
Biểu đồ 3: Nhận thức về việc bảo tồn RNMCG của Nhà nước (1.có; 2. không)
Đa số người được hỏi cho kết quả là có biết vì sao Nhà nước bảo tồn rừng ngập mặn Cần Giờ ( chiếm 70% số phiếu), trong đó các lý do đưa ra để giải thích cho câu trả lời này là: bảo vệ bờ biển, vì rừng là lá phổi xanh của thành phố, chống lũ lụt,….Và còn lại 30% số phiếu là không biết. Đây không phải là con số
thức bảo tồn tài nguyên RNMCG cho người dân, vì họ chỉ thực hiện việc bảo tồn khi họ hiểu rõ được các chủ trương, chính sách của Nhà nước và nhất là khi việc đó mang lại lợi ích cho họ.
4.2.3 Khảo sát vai trò của RNM đối với đời sống của người dân Cần Giờ
Với câu hỏi: “Rừng ngập mặn có giúp ích gì cho cuộc sống của ông/ bà không?” và kết quả thu được là:
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy được phần lớn người dân sinh sống nhờ vào nguồn lợi từ các hoạt động du lịch ( chiếm 53%), nhờ nuôi trồng thủy hải sản (chiếm 23%), khai thác gỗ (20%) và 10% còn lại thì cuộc sống của họ không phụ thuôc vào rừng. 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 Hình thức lựa chọn T ỉ l ệ %
Biểu đồ 4: Thống kê lợi ích mà RNM mang lại cho người dân (1.Cung cấp gỗ, củi; 2. Nguồn lợi từ việc nuôi trồng thuỷ hải sản;
3. Nguồn lợi từ các hoạt động du lịch; 4. Khác)
Điều đáng chú ý khi khảo sát người dân qua câu hỏi này thì số người sinh sống nhờ vào việc khai thác gỗ còn khá cao (20%), trong khi đó Nhà nước ta đã có “Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép” cụ thể là “Tổ chức kiểm tra, di chuyển số dân di cư tự do đang cư trú phá rừng trái phép tại các khu rừng nguyên sinh, rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, đến những khu đã được quy hoạch; bố trí đất đai, thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước để số dân này có điều kiện làm ăn sinh sống.”.
Tuy nhiên kết quả khảo sát lại cho thấy người dân tại đây không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để có thể chuyển sang nghề khác. Do đó, việc xúc tiến các biện pháp, chương trình hỗ trợ nâng cao đời sống cho họ cần phải được thực hiện tốt hơn vì có như vậy thì công tác bảo tồn RNM mới mang lại hiệu quả cao.
4.2.4 Khảo sát ý thức bảo tồn tài nguyên rừng của người dân
Để hiểu rõ được sự quan tâm của người dân đối với công tác bảo tồn RNMCG, câu hỏi: “Hiện nay tại nơi qúy ông/ bà đang sống có hoạt động nào để bảo vệ rừng ngập mặn không?” được đưa ra và kết quả được biểu diễn bằng biểu đồ sau: 0 20 40 60 80 100 1 2 3 Hình thức lựa chọn T ỉ l ệ %
Biểu đồ 5: Sự quan tâm của người dân đối với các hoạt động bảo tồn (1.Có; 2. Không; 3. Không quan tâm)
Qua điều tra khảo sát, kết quả mà ta thu được là có 67% người được hỏi trả lời là có, 10% trả lời không và 23% trong số họ không quan tâm đến các hoạt động của địa phương.
Họ cho biết các chương trình như ngày chủ nhật xanh, trồng rừng, làm sạch bờ biển…khi được chính quyền địa phương phát động thì chỉ thu hút được các em học sinh tham gia là chủ yếu, người lớn chỉ tham gia cho có lệ chứ không thiết tha gì lắm. Điều đó cho ta thấy sự quan tâm của người dân đối với các hoạt động bảo tồn RNM vẫn chưa phải là tuyệt đối, cần có các biện pháp thu hút sự chú ý của họ nhiều hơn trong công tác tuyên truyền giáo dục từ các cấp Chính quyền để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngày nay, vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên không phải là nhiệm vụ của một các nhân hay một tổ chức hay chỉ của riêng các cấp lãnh đạo, của các nhà môi trường mà đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.
Hầu hết người dân khi được hỏi đều cho rằng việc bảo tồn tài nguyên RNMCG là cần thiết nhưng để tất cả họ đề tham gia bảo vệ rừng thì không phải là dễ. Qua khảo sát đối với câu hỏi: “Quý ông/ bà có tham gia bảo vệ rừng không?” và kết quả là vẫn cón một bô phận không nhỏ người được hỏi cho biết là không tham gia (20%):
Số còn lại đều có tham gia bảo vệ rừng (chiếm 80%), trong đó có hơn ½ số người tham gia là chì cho vui vì “thấy hàng xóm làm thì mình cũng làm thôi”_ bà Lê Thị Loan ngụ ấp Hoà Hiệp, xã Long Hoà, Cần Giờ cho biết: “Khi phong trào ngày chủ nhật xanh được phát động thì mình lấy chổi quét ở trước sân nhà mình là được rồi, như vậy cũng là có tham gia”, còn lại là 25 % số phiếu cho biết họ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của RNMCG khi tham gia bảo vệ rừng và 25% tham gia vì công việc này mang lại lợi ích về kinh tế cho họ (đây chủ yếu là các hộ được chính quyền giao rừng để quản lí).
0 20 40 60 80 100 1 2 HÌnh thức lựa chọn T ỉ l ệ %
Biểu đồ 6: Khảo sát việc tham gia bảo vệ rừng của người dân (1. có; 2. không)
Có nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo tồn rừng đã khó nhưng muốn chuyển sang hành động còn khó hơn. Chính vì vậy nên đưa ra một chương trình GDMT nhằm giúp người dân hiểu rõ về RNM để có cùng chung sức bảo vệ nó là điều cần phải làm, và chương trình này phải phù hợp với thực tế, có thể mang lại lợi ích cho cuộc sống của người dân nơi đây thì kết quả đạt được sẽ tốt nhất.
4.3 Nguyện vọng của người dân Cần Giờ
Qua quá trình khảo sát thực tế, tôi nhận thấy được một điều là phần lớn người dân rất thích sống gần khu vực RNM vì không khí trong lành, mát mẻ, ít bị ô nhiễm và họ cảm thấy rầt thoải mái khi được sống ở nơi này và vì họ đã sống ở đây từ lâu nên cũng không nỡ đi nơi khác. Nói vậy không phải là không có người muốn tới nơi khác sống như đến các thành phố lớn, phát triển với hi vọng cuộc sống của mình sẽ đỡ vất vả, đỡ cơ cực hơn. Nhưng có một điểm chung từ tất cả họ là họ rất quan tâm đến các chương trình nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng, điều này cho thấy nhận thức của họ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường đã được nâng lên một bậc trong vài năm trở lại đây. Đây là điều rất đáng mừng cho các cán bộ làm công tác môi trường.
Câu hỏi Hình thức chọn lựa trả lời Thống kê
(%) Hỗ trợ tiền để chuyển nghề
48,5 Hỗ trợ vốn để sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ 23,5
Giao rừng cho người dân quản lí,
có chế độ khen thương nếu làm tốt 43,3 Xây dựng xã văn hoá, đề ra các
mục tiêu để thi đua với các xã khác
16 Tổ chức ngày chủ nhật xanh định
kì 1lần/ tháng 8.7
Nếu đưa ra một chương trình bảo tồn tài nguyên RNMCG mà bắt buột người dân đang sinh sống trong khu vực phải tham gia thì ông/ bà chọn hình thức nào sau đây? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)
Ý kiến khác: ………
20
Bảng 1: Thống kê ý kiến, nguyện vọng của người dân trong công tác bảo tồn rừng
Qua tổng hợp những ý kiến, nguyện vọng của người dân thì để họ tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên RNMCG chính quyền cần có một số hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:
• Nhà nước hỗ trợ vốn để chuyển nghề (chiếm 48, 5%)
• Giao rừng cho dân quản lí, không phân biệt đối tượng và có khen thương nếu làm tốt (chiếm 43,3% )
• Xây dựng xã văn hoá, đề ra các mục tiêu để thi đua với các xã khác (16%)
• Hỗ trợ vốn để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (23, 5%)
Các ý kiến khác như:
• Kết hợp các buổi nói chuyện về môi trường trong các buổi họp định kì của xã
• Có các cơ chế và hình thức tuyên truyền rõ ràng sẽ nâng cao được hiệu quả của các ngày “chủ nhật xanh”
• Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, sáng tác thơ văn vá các ý tưởng sáng tạo nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.