3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên
3.2 Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật 3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội Cần Giờ 3.4 Cơ sở hạ tầng
3.5 Chất lượng cuộc sống, việc làm và thu nhập của người dân Cần Giờ
3.6 Y tế - giáo dục
3.7 Lợi ích kinh tế và môi trường của RNMCG
3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật; một thành phố lớn và đông dân nhất nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Cần Giờ chuyển giao cho thành phố Hồ Chí Minh (1978). Từ đó Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã quan tâm đến việc phục hồi rừng ngập mặn Cần Giờ và phát triển mảng xanh thành phố. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành khu rừng phòng hộ từ năm 1991 theo quyết định của Chính phủ.
Năm 2000 Uỷ ban MAB/UNESCO công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu Dự trữ Sinh quyển của thế giới – Khu Dự trữ Sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam.
3.1.1 Vị trí địa lý
Cần Giờ là một huyện phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với biển Đông, nằm trên tam giác châu của sông Đồng Nai.
Với diện tích 75.740 ha, huyện Cần Giờ nằm trong tọa độ địa lý 106016’ đến 107000’50’’ độ kinh Đông và 10022’ đến 10040’00’’ độ vĩ Bắc.
Chiều dài từ Bắc xuống Nam: 35km, từ Đông sang Tây: 30km.
Ranh giới:
• Bắc giáp huyện Nhà Bè
• Nam giáp giáp Biển Đông.
• Đông giáp Long Thành, Bà Rịa Vũng Tàu.
• Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An.
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trọn trong huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn – Vàm Cỏ. Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay có tổng diện tích gần 35.000 ha, chiếm 50% diện tích huyện Cần Giờ. Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên tuyến đường thủy quan trọng bậc nhất miền Nam nước ta, từ biển Đông đi vào Sài Gòn - Gia Định và tỏa khắp miền Nam.
Vị trí địa lý đặc biệt của Rừng ngập mặn Cần Giờ làm cho số phận của khu rừng này gắn liền với nhiều biến cố lịch sử của miền Nam nước ta.
3.1.2 Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng và hình thành không theo qui luật từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp mà có xu hướng tạo thành lòng chảo ở trung tâm. Trên từng khu vực nhỏ địa hình thay đổi nhiều nhưng độ chênh lệch cao không lớn trừ khu vực Giồng Chùa, cao 10,1m. Các nơi khác cao từ 0 -2m so với mực nước biển. Địa hình huyện Cần Giờ có thể chia làm 5 dạng:
• Dạng không ngập triều có độ cao từ 2m trở lên.
• Dạng ngập triều theo chu kỳ năm, có độ cao từ 1 -1, 5m.
• Dạng ngập triều theo chu kỳ tháng, cao 0.5 -1m.
• Dạng ngập triều theo chu kỳ ngày, độ cao < 0.5m
Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, tái sinh và sinh trưởng cây rừng ngập mặn.
3.1.3 Khí hậu
Huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa cận xích đạo. Các yếu tố khác biến động theo 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với khỏang 10 ngày mưa, lượng mưa bình quân đạt 1600-1800 mm/năm, cao hơn so với các vùng lân cận như: Vũng Tàu, Gò Công Đông (1300- 1400mm/năm) phân bố không đều, thay đổi theo vị trí và thời gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, tăng dần theo hướng Đông Tây- Nam Bắc. Thời gian mưa của một trận mưa khoảng 30’. Mưa ở đây bắt đầu muộn hơn nhưng lại chấm dứt sớm hơn các phần phía bắc của thành phố Hồ Chí Minh, giảm 10 -15 ngày so với các huyện phía Bắc thành phố. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ
• Trung bình năm: 25,80C
• Cao tuyệt đối 350C tại trạm Đỗ Hòa
• Thấp tuyệt đối 18,80C
Biên độ giao động trong ngày từ 3-70C cho thấy nhiệt độ khu vực huyện Cần Giờ khá cao nhưng ổn định. Nhiệt độ trung bình cao nhất thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5, từ tháng 6 trở đi khi mùa mưa đến thực sự thì nhiệt độ giảm dần cho đến tháng 11. Tháng 12, 01 là hai tháng có nhiệt độ thấp nhất. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc xuống Nam nhưng không đáng kể.
Số giờ nắng
Hằng ngày số giờ nắng từ 5-7 giờ, trong các tháng khô só giờ nắng đạt 240 giờ/tháng, cao nhất 276,3 giờ trong tháng 3. Các tháng mưa 170 giờ/ tháng, tháng tháp nhất là tháng 9: 169 giờ nắng.
Chế độ bức xạ
Nhìn chung lượng bức xạ trung bình ngày không chênh lệch nhiều, thường đạt hơn 300calo/cm2/lượng bức xạ tháng giảm từ tháng 9-12, biển động 10-14 kcalo/cm2/ tháng cao nhất tháng 3 với 14,2 kcalo/cm2, thấp nhất là tháng 11: 10,2 kcalo.
Độ ẩm không khí
Cao hơn các nơi khác trong thầnh phố từ 4-8%. Mùa mưa độ ẩm từ 79-83%, tháng 9 ẩm nhất: 83%. Mùa khô độ ẩm 74-77% khô nhất là tháng 4:74%. Độ ẩm tuyệt tối đạt đến 100% độ ẩm thấp nhất ghi được là 40% (5/11/1979).
Bốc hơi
Lượng bốc hơi 4mm/ngày, 120mm/tháng; cao nhất vào tháng 6:173,2mm; thấp nhất vào tháng 9: 83,4mm.
Gió
Tốc độ gió bình quân 3,7m/s.
Chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính:
• Gió mùa Đông Nam: xuất hiện từ tháng 11đến tháng 4(trùng mùa khô)
• Gió mùa Tây Nam: xuất hiện từ tháng 5-10 (trùng mùa mưa) thường đưa những cơn mưa vào nội địa.
Nơi đây chịu ảnh hưởng sâu sắc khí hậu biển, khí hậu ổn định, ít bị bão tố thiên tai.
3.1.4 Thủy văn
3.1.4.1 Mạng lưới sông rạch
Cần Giờ nằm trong vùng cửa các sông lớn là sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ là vùng chân thổ thủy triều có mạng lười sông ngòi chằng chịt với mật độ dòng chảy 7-11 km/km2. Các cửa sông lớn: nước thoát ra biển Đông qua 4 cửa sông lớn là Soài Rạp, Đồng Tranh và sông Ngã Bảy, Cái Mép ra Vịnh Gành Rái.
Ngoài ra, các sông nhỏ, kênh rạch tập trung ở vùng thấp trũng trong nội đồng và trong rừng ngập mặn, thường ở những nơi có cao độ mặt đất dưới 2 m. Các sông rạch trong huyện quanh co, uốn khúc. Địa hình của huyện có dạng lòng chảo tạo thành các khu vực đầm lầy, các khu chứa nước sâu trong nội đồng. Các sông rạch có những bãi bồi rộng lớn. Khi nước lớn cả vùng rộng đều ngập nước mênh mông. Chỉ có những dải cây rừng mới xác định được đâu là bờ, đâu là sông. Có nhiều rạch ngầm. Các rạch này chỉ hiện ra khi nước đã rút còn trơ bãi sông. Có nhiều sông rạch khi ròng sát không có nước.
3.1.4.2 Đặc trưng dòng chảy
Sông, rạch huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông với biên độ lớn (3 – 4 m). Trong một ngày nước lên hai lần, xuống hai lần tạo ra dòng chảy hai chiều. Các đặc trưng dòng chảy thay đổi theo thủy triều: nước lớn hay nước ròng, lưng triều, chân triều hay đỉnh triều trong các kỳ triều khác nhau (triều cường, triều trung hay triều kém) và thay đổi theo mùa (mùa khô hay mùa mưa) và mang tính chu kỳ khá rõ nét.
3.1.4.3 Độ mặn
Là nhân tố quan trọng góp phầnn hình thành và phân bố nên các tập đòan cây nước mặn, cây nước lợ. Tuy nhiên những năm gần đây sự xâm nhập mặn trên địa bàn Cần Giờ có thay đổi do việc ngăn dòng của công trình thủy điện Trị An. Vào mùa khô độ mặn ở vùng Bắc Cần Giờ có giảm đi nhưng vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 6 - 8) do công trình đóng đập để tích nước, lượng nước về hạ lưu giảm do đó nước biển truyền sâu vào đất liền, độ mặn tăng lên. Vào mùa khô ranh giới độ mặn 19% bị đẩy lùi về hạ lưu dưới ranh giới hiện nay khoảng 2-3Km theo chiểu dài sông, nhưng vào mùa mưa ranh giới độ mặn 3,5% vượt lên trên đường giới hạn hiện nay. Như vậy rõ ràng thủy điện trị An khi vận hành và sau này làmột số thủy điện khác trên thượng nguồn sông Đồng Nai như Thác Mơ đã
và sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến các vùng phía Bắc huyện, nhưng vùng phía Nam vẫn không thay đổi vẫn chịu sự chi phối của chế độ triều biển đông.
3.1.5 Thổ nhưỡng
Rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành trên lớp trầm tích đầm lầy biển có nguồn gốc từ những vũng vịnh, những vùng biển cạn ven thềm lục địabị vùi lấp mà thành. Khi biển rút (hàng ngàn năm trước đây) rừng ngập mặn do đặc tính thích nghi là chuyển hóa được lưu hùynh trong nước biển thành các hợp chất hữu cơ sử dụng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng đã tồn tai và phát triển. Khi biển tiến dải rừng ngập mặn nguyên sinh này bị vùi lấp, quá trình này hiện nay có thể tìm ra qua dấu vết nhiều cây to tìm thấy chôn vùi ở độ sâu vài mét ở Cần Giờ, lưu hùynh được phóng thích ra duới dạng khóang. Trong môi trường nước lợ có chứa sắt, nhôm dưới các lớp trầm tích, kết hợp với lưu hùynh tạo thành tầng bùn giàu pyrite. Đây chính là vật liệu sinh phèn. Tầng có chứa vật liệu sinh phèn gọi là tầng sinh phèn.
Ở Cần Giờ hầu hết đất đai (trừ các giồng ven biển) đều có tầng sét chứa pyrite nằm ở độ sâu khác nhau, phổ biến là từ 20-80cm cách mặt đất, hàm lượng SO32- trong tầng này thường vào khỏang 3-8% (Tự, 1996). Sự hình thành tầng sinh phèn là đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành đất vùng cửa sông ven biển, nơi tồn tại các đầm lầy ngập mặn.
Theo L.V.Tự (1996) không kể diện tích sông rạch, một ít đất giồng cát ven biển, đất phù sa trên nền phèn, nhiễm mặn mùa khô… dành cho sản xuất công nghiệp trồng cây ăn trái, thì tòan bộ rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên các loại đất phèn mặn, diện tích 42,945 ha chiếm 22,42% quỹ đất nông nghiệp ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh cụ thể:
• Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước :370 ha.
• ðất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn theo con nước: 2.570ha
• Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn theo con nước 2.390 ha.
• Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn theo con nước 4.870 ha.
• Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, ngập mặn thường xuyên 3.995 ha.
• Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên nước 1.470 ha.
• Đất mặn, phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông nhiều bã hữu cơ, ngập mặn thường xuyên 27.2800 ha
3.2 Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật
Hình 2: Sự phân tầng của rừng ngập mặn Cần Giờ
Hầu hết rừng ngập mặn đã bị huỷ diệt trong chiến tranh, hiện đang được khôi phục và bảo vệ rất tốt và đang trở thành một trong những khu rừng ngập mặn đẹp nhất Đông Nam Á. Việc thiết lập Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là yêu
cầu cấp thiết để bảo tồn một loại hệ sinh thái đặc biệt về khả năng chịu đựng và phục hồi của đa dạng sinh vật sau khi bị tác động nặng nề trong chiến tranh.
Trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có tới 440 loài động vật gồm 63 loài phiêu sinh, 45 loài cá, 37 loài chim, 8 loài bò sát, lưỡngthê, thú trong đó có một số loại quý hiếm như: Sấu hoa cà, rái cá lông mượt, bồ nông chân xám, chồn, cáo, rắn, trăn...
Hoa Trái
Hình 3, 4, 5: Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnorrhiza L) với hoa và trái của cây
Thực vật ở đây có khoảng 72 loài thực vật ngập mặn và rất nhiều loài thực vật khác. Số lượng động thực vật trên cho ta thấy sự đa dạng sinh vật của một môi trường chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái, nơi hội tụ cả đa dạng sinh vật biển và đất liền. Đây chính là một phòng thí nghiệm sống để nghiên cứu về khả năng chịu đựng, phục hồi của các tổ hợp gen, khả năng phát tán và định cư của các dạng sống và năng suất sinh sản sau khi bị đảo lộn bởi tác động của con người.
Hình 6, 7, 8, 9: Một số loài thực vật của RNMCG Vẹt trụ Đưng R.Mucronata Lamrk Đước đôi Rhizophora apiculata BL Giá (Lá đỏ) Excoecaria agallocha L
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Bội Quỳnh năm 1997, khu hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ có 42 loài thuộc 36 chi, 24 họ. So với các nước Đông Nam Á thì hầu hết các loài thực vật chủ yếu của rừng ngập mặn nhiệt đới đều có mặt ở rừng Cần Giờ.
Trái Hoa
Hình 10, 11, 12 : Mấm đen (A. officinalis L), hoa và trái của cây
Theo Hoàng Đức Đạt, khu hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ đã được phục hồi như sau: Khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh có 70 loài, thuộc 44 họ (Cua biển, tôm sú, tôm bạc, tôm thẻ, sò huyết...), phân bố hầu hết ở lưu vực các con sông, vùng trũng trong rừng; khu hệ cá có 137 loài, thuộc 39 họ (Cá chìa vôi, cá đường, cá ngát, cá bông lau, cá dứa....), phân bố trên các sông rạch nước lợ; khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát (Kỳ đà nước, hổ mang chúa, trăn gấm …) sống trong các khu rừng mới phục hồi, dày kín; khu hệ chim có 130 loài, 47 họ, 17 bộ (Bồ nông chân xám, diệc xám, vạc, già đãy, giang sen…), thường thấy ở các đầm nước trong rừng; khu hệ thú có 19 loài thú, thuộc 13 họ, 7 bộ (Heo rừng, mèo rừng, khỉ đuôi dài, cầy vòi đốm, nhím, rái cá...) phân bố ở các khu rừng rậm.
Hình 13, 14, 15: Các loài động vật sống trong RNMCG
Mèo cá
Felis viverrina Bennett
Cầy Viverridae Rái cá
Hình 16: Một loài chim nước sống tại Cần Giờ
3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội Cần Giờ 3.3.1 Đặc điểm dân cư
Dân số trong toàn huyện tính đến cuối năm 2000 là 58.500 người với khoảng 11.400 hộ dân tập trung chủ yếu thị trấn Cần Thạnh, các trung tâm xã dọc theo đường giao thông.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Cần Giờ hiện nay là khoảng 1,4%/năm giảm rất nhiểu so với trước đây.
Mật độ dân cư trung bình của huyện thuộc loại thưa nhất ở các tỉnh phía Nam (83 người/km2).
Dân cư được bố trí theo cụm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn lao động của huyện có 35.000 người chiếm tỷ lệ khá cao so với dân số (gần 60%). Tuy nhiên lực lượng lao động khá dồi dào này chưa được khai thác hết, số người chưa có việc làm ổn định còn khá cao, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động. Lao động trong ngành ngư nghiệp chiếm phần lớn nhất (trên 10.500
người). Lao động trong ngành nông nghiệp gần 7.000 người và ngành công nghiệp là khoảng 2.300 người.
Một đặc điểm đáng quan tâm trong cơ cấu lực lượng lao động của huyện là tuy diện tích rừng và đất rừng rất lớn nhưng số lao động thuộc ngành lâm nghiệp chỉ khoảng 850 người (chiếm chỉ gần 3% tổng lao động).
3.3.2 Đặc điểm kinh tế 3.3.2.1 Ngư nghiệp
Đã từ nhiều năm nay, kinh tế biển đối với Cần Giờ đóng vai trò quan trọng nhất và là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với kim ngạch xuất khẩu thủy sản huyện. Năm 2000 tổng sản lượng ngư nghiệp (kể cả đánh bắt và nuôi trồng) đạt 44.800 tấn thủy hải sản các loại (tăng 42% so với năm 1999) với giá trị sản xuất đạt 471.250 triệu đồng. Sản lượng các loại hải sản chính gồm: tôm xuất khẩu là 901 tấn, nhuyễn thể (chủ yếu là nghêu) – 17.608 tấn, các loài hải sản khác – 26.292 tấn. Những tiềm năng về ngư nghiệp