Kế toán sửa chữa TSCĐ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu (Trang 36 - 37)

I. Kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ

3. Kế toán sửa chữa TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công ty Bánh kẹo Hải Châu có 2 hình thức sửa chữa TSCĐ.

- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Đây là công việc sửa chữa lặt vặt mang tính bảo dưỡng thường xuyên như: quét sơn, lau dầu mỡ... hay sửa chữa những bộ phận thứ yếu của TSCĐ. Công việc sửa chữa này thường do phân xưởng cơ điện công ty tiến hành: Nó không làm tăng năng lực hoạt động của TSCĐ nên giá trị sửa chữa được tính trực tiếp vào chi phí ở bộ phận sử dụng TSCĐ.

- Sửa chữa lớn TSCĐ: Đây là công vịec sửa chữa nhằm khôi phục, nâng cấp, làm tăng lại hoạt động và kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ. Việc sửa chữa lớn TSCĐ thường là có kế hoạhc và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà khi giá trị thực tế sửa chữa lớn hoàn thành kế toán kết chuyển vào TK 142 - “Chi phí trả trước” để phân bổ dần cho những tháng sau (kế tiếp). Trong quá trình sửa chữa kế toán dùng TK 241 “XDCB dở dang’ để theo dõi.

Ví dụ: Ngày 15/03 sửa chữa lớn TSCĐ của QLDN hoàn thành bàn giao, chi phí phải trả về Sửa chữa lớn TSCĐ của QLDN (cả thuế VAT 10%) 266.000.000đ, sản phẩm sửa chữa phân bổ trong 10 kỳ.

Căn cứ vào hợp đồng và biên bản giao nhận kế toán phản ánh vào Nhật ký chung bằng bút toán:

+ Chi phí phải trả về Sửa chữa lớn TSCĐ của QLDN: Nợ TK 241: 242.000.000

Nợ TK 1331: 24.200.000 Có TK 331: 266.000.000

+ Kết chuyển Chi phí Sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao: Nợ TK 142: 242.000.000

Có TK 241: 242.000.000 + Phân bổ chi phí Sửa chữ lớn cho QLDN:

Nợ TK 642: 24.200.000 Có TK 142: 24.200.000

Từ Nhật ký chung máy tính đã xử lý và tự động ghi vào Sổ Cái các TK liên quan.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)