C-/ ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 45 - 49)

THƯỜNG XUYÊN:

1-/ Khái niệm và tài khoản sử dụng:

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để xếp vào TSCĐ (giá trị < 5.000.000 đ, thời gian sử dụng < 1 năm). Công cụ, dụng cụ bao gồm các loại sau:

- Các loại bao bì dùng để chứa đựng vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.

- Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ, giầy dép chuyên dùng để làm việc...

- Các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có tính giá riêng nhưng vẫn tính giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ, bảo quản hay vận chuyển hàng hoá.

- Các dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất.

- Các lán trại tạm thời, giàn dáo, công cụ... trong ngành xây dựng cơ bản. Để quản lý theo dõi và phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho công cụ dụng cụ, kế toán sử dụng TK 153. Công cụ, dụng cụ TK này được chia làm 3 tiểu khoản:

1531: Công cụ, dụng cụ. 1532: Bao bì luân chuyển. 1533: Đồ dùng cho thuê.

Nội dung phản ánh và hạch toán trên TK 153 tương tự TK 152. Tuy nhiên vì là tư liệu lao động, nên việc hạch toán xuất dùng công cụ dụng cụ cần phân biệt các trường hợp sau:

2-/ Phương pháp hạch toán.

a, Hạch toán công cụ dụng cụ xuất dùng.

Khi xuất dùng công cụ dụng cụ cần căn cứ vào quy mô và mục đích xuất dùng để xác định số lần phân bổ công cụ dụng cụ.

- Trường hợp xuất dùng với giá trị nhỏ, số lượng không nhiều với mục đích thay thế, bổ sung một phần công cụ dụng cụ cho sản xuất thì toàn bộ giá trị xuất dùng tính hết vào chi phí trong kỳ (còn gọi là phân bổ một lần hay 100% giá trị)

Nợ TK 627 (6273 - chi tiết PX): Xuất dùng ở phân xưởng. Nợ TK 641 (6413) - Xuất dùng cho tiêu thụ.

Có TK 153 (1531) - Toàn bộ giá trị xuất dùng.

- Trường hợp xuất dùng công cụ dụng cụ với giá trị tương đối cao, quy mô tương đối lớn mà nếu áp dụng phương pháp phân bổ 100% giá trị thì chi phí sản xuất đột biến tăng thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ hai lần (còn gọi là phân bổ 50% giá trị). Theo phương pháp này kế toán sử dụng các bút toán:

+ Bút toán 1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng. Nợ TK 142 (1421)

Có TK 153 (1531)

+ Bút toán 2: Phân bổ 50% giá trị xuất dùng cho các đối tượng sử dụng công cụ dụng cụ.

Nợ các TK liên quan (6273, 6413, 6423...)

Có TK 142 (1421): 50% giá trị xuất dùng. Khi báo hỏng hoặc hết thời gian sử dụng.

Nợ TK 138, 334, 111, 152... Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường.

Nợ các TK 6273, 6413, 6423 - Phân bổ nốt giá trị còn lại (trừ thu hồi) Có TK 142 (1421) - Giá trị còn lại (50% giá trị xuất dùng.

- Trường hợp công cụ dụng cụ xuất dùng với quy mô lớn, giá trị cao với mục đích thay thế, trang bị mới hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ thì toàn bộ giá trị xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí (còn gọi là phương pháp phân bổ dần nhiều lần). Khi xuất dùng, kế toán phản ánh.

+ Bút toán 1: Phản ánh 100% giá trị xuất dùng. Nợ TK 142 (1421)

+ Bút toán 2: Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần. Nợ các TK liên quan (6273, 6413, 6423)

Có TK 142 (1421) - Giá trị phân bổ mỗi lần.

Các kỳ tiếp theo, kế toán chỉ phản ánh bút toán phân bổ giá trị hao mòn (bút toán 2 ở trên)

Khi báo hỏng, mất hay hết thời gian sử dụng, sau khi trừ phế liệu thu hồi hay số bồi thường của người làm mất, hỏng... giá trị còn lại sẽ được phân bổ vào chi phí kinh doanh tương tự như phân bổ 2 lần.

b, Hạch toán xất dùng bao bì luân chuyển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi xuất dùng kế toán ghi nhận toàn bộ giá trị xuất dùng. Nợ TK 142 (1421) - Giá thực tế.

Có TK 153 (1532) - Giá thực tế.

- Phân bổ giá trị hao mòn vào chi phí của kỳ sử dụng. Nợ TK 152 : Tính vào giá trị vật liệu mua ngoài. Nợ TK 6431 : Tính vào chi phí bán hàng.

Có TK 142 (1421) - Giá trị hao mòn. - Khi thu hồi bao bì luân chuyển nhập kho. Nợ TK 153 (1532) - Giá trị còn lại

Có TK 142 (1421) - Giá trị còn lại

c, Hạch toán đồ dùng cho thuê.

- Bút toán 1: Khi chuyển công cụ dụng cụ thành đồ dùng cho thuê hay đồ dùng cho thuê mua ngoài nhập kho.

Nợ TK 133 (1331) - Thuế VAT được khấu trừ. Có TK 153 (1531), 331, 111, 112... - Bút toán 2: Khi xuất đồ dùng cho thuê, ghi: Nợ TK 142 (1421) : Toàn bộ giá trị xuất dùng.

Có TK 153 (1533)

- Bút toán 3: Xác định giá trị hao mòn của đồ dùng cho thuê.

Nợ TK 821 : Nếu hoạt động cho thuê không thường xuyên. Nợ TK 627 (6273) : Nếu hoạt động cho thuê là thường xuyên.

Có TK 142 (1421) - Giá trị hao mòn. - Bút toán 4: Số thu về cho thuê.

Nợ TK liên quan (111, 112, 131) - Tổng số thu cho thuê. Có TK 333 (3331) - Số thuế VAT phải nộp.

Có TK 721 - Nếu là hoạt động không thường xuyên Có TK 511 - Nếu là hoạt động kinh doanh thường xuyên. - Bút toán 5: Khi thu hồi đồ dùng cho thuê, ghi:

Nợ TK 153 (1533) - Giá trị còn lại

Có TK 142 (1421) - Giá trị còn lại.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 45 - 49)