Về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 52 - 62)

IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

2. CN – XD 1076002 1197808 1382730 1604875 1914836 2282400 Trung ương27994032315940338843833945357847

1.3.2.1 Về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển

Vốn cho đầu tư phát triển tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 liên tục gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giai đoạn 2001-2006 còn chậm so với mức bình quân cả nước nên chưa đáp ứng được nhu cầu lớn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Vốn Nhà nước cho đầu tư phát triển mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 40% tổng vốn Nhà nước có sự biến đổi tăng giảm cả về quy mô và tỷ trọng, không ổn định qua các năm. Vốn tín dụng thời kỳ này có xu hướng giảm sút, chủ yếu còn phân bổ theo quyết định hành chính.

Vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần đều qua các năm về tỷ trọng một phần do hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang trong quá trình sắp xếp, đổi mới bằng nhiều hình thức: cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê…một phần do tích luỹ và tái đầu tư còn hạn chế (cả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu). Hình thức huy động vốn cổ phần cũng chưa được mở rộng, chỉ huy động từ cán bộ nhân viên trong công ty.

Vốn ngoài quốc doanh có tăng lên nhưng đầu tư của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa ổn định, có sự tăng giảm đột biến: tăng mạnh vào năm 2004 (từ 17.01% năm 2002 lên 29.77% năm 2004), giảm đáng kể năm 2006 (còn 20.78%). Khu vực kinh tế tư nhân và dân doanh gần đây phát triển một cách chậm chạp và còn hạn chế về vốn, lao động, trình độ khoa học công nghệ và thị trường. Cơ chế chính sách cũng chưa tạo được nhiều ưu đãi thoả

đáng cho khu vực kinh tế này phát triển. Trong dân cư vẫn còn nặng tâm lý tích trữ của cải dưới dạng vàng, ngoại tệ, và gửi tiết kiệm ngắn dưới 1 năm. Công tác xã hội hoá đầu tư chưa được sự hưởng ứng tích cực của các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.

Quy mô và tỷ trọng rất nhỏ bé gần như không đáng kể của nguồn vốn FDI cho thấy khả năng thu hút nguồn vốn này tại Nam Định rất kém. Các dự án FDI đều phần lớn thực hiện trên địa bàn TP Nam Định và thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chưa đầu tư khai thác những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nhất là vùng kinh tế biển. Đối tác nước ngoài cũng còn rất hạn chế.

Để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, tỉnh Nam Định đã tập trung đầu tư sây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung. Cơ sở hạ tầng cụm khu công nghiệp cùng công tác quản lý khu công nghiệp đã được xúc tiến nhanh chóng, tạo diều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh. Nhưng việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài để lấp đầy khu công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh còn chậm. Các dự án chủ yếu là quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động và chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, cơ khí, dệt may.

1.3.2.2 Về cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực

Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm. Trong cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn cao tới gần 80% lực lượng lao động. Cơ cấu lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao của tỉnh. Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khá cao song cần tiếp tục gia tăng quy mô vốn để tương xứng với những đóng góp của ngành nông – lâm – thuỷ sản cho kinh tế toàn tỉnh. Suất vốn đầu tư cho 1 lao động nông nghiệp còn thấp so với bình quân chung. Yếu tố đất đai đã được nhấn mạnh, khai thác nhiều trong khi yếu tố lao động chưa được chú ý đúng mức. Chính sách phát triển nông nghiệp do đó cần hướng vào việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng năng suất lao động trong nông nghiệp.

Sản phẩm nông sản chế biến chưa có sức cạnh tranh cao do công nghệ sơ chế và bảo quản sau khi thu hoạch chủ yếu còn ở hình thức thủ công lạc hậu; chưa đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa học, dịch vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học, giống cây con. Lĩnh vực thuỷ sản chưa được đầu tư khai thác hết những tiềm năng sẵn có, hiện mới chỉ chiếm trên 10% giá trị sản xuất nông nghiệp. Phương pháp nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh chưa phát triển rộng rãi. Diện tích đất hoang hoá chưa đưa vào khai thác là 1.300 ha và trên 10% diện tích lúa mùa có năng suất thấp chưa được chuyển sang trồng cây công nghiệp, rau màu hoặc nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Công nghiệp Nam Định hiện mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP toàn tỉnh (trên 30%) với chủ lực là các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may, cơ khí, điện. Các sản phẩm công nghiệp của tỉnh có sức cạnh tranh yếu so với các sản phẩm của địa phương khác và chưa tạo ra được những đặc trưng thế mạnh riêng cho ngành công nghiệp Nam Định. Các ngành công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao như điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, hoá chất, sản xuất thuốc chữa bệnh…còn chậm phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sản xuất và cung cấp nước sạch mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu càu. Đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng quy mô là những hình thức đầu tư mang lại hiệu quả cai, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng chưa nhiều.

Thời gian qua đầu tư cho xây dựng của cả Nhà nước, tư nhân và dân cư đều tăng lên. Nhiều công trình xây dựng mới được hình thành đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, tăng năng lực sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy vậy, về đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách vẫn còn những vướng mắc trong thực hiện và quản lý. Hiệu quả của công tác đấu thầu chưa cao do hình thức áp dụng chủ yếu là đấu thầu hạn chế. Một số dự án tiến độ thực hiện cũng như thanh quyết toán còn chậm, thực hiện không đúng với quyết định đầu tư, phải điều chỉnh nhiều lần. Chất lượng các báo cáo

khả thi chưa cao nên không huy động được các nguồn vốn ngoài vốn Ngân sách để thực hiện dự án.

Ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và có vị trí quan trong trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh Nam Định. Thương mại của tỉnh tương đối phát triển với giá trị sản xuất thương mại chiếm trên 70% giá trị của ngành, song tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ mới chỉ tăng trên 5%/năm. Các biện pháp kích cầu tiêu dùng còn hạn chế. Hệ thống chợ đã phát triển rộng rãi trên địa bàn tỉnh nhưng nhìn chung cần đầu tư nâng cấp để tạo thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi của nhân dân trong vùng. Giá trị xuất khẩu hàng năm có tăng nhưng không cao. Mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế về giá trị và chủng loại, thị trường cho xuất khẩu cũng chưa được mở rộng, chủ yếu là bạn hàng truyền thống.. Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu cần có khoản vốn lớn nhưng bản thân vốn tự có của doanh nghiệp còn nhỏ so với nhu cầu. Điều này đã hạn chế rất lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất hàng xuất khẩu cảu Nam Định.

1.3.2.3 Về cơ cấu vốn đầu tư theo vùng kinh tế

Cơ cấu vốn đầu tư phân theo vùng của tỉnh còn chưa hợp lý. Hơn 50% vốn đầu tư tập trung ở TP Nam Định, phần còn lại dành cho 9 huyện của tỉnh. Trong điều kiện hiện nay, nhất là các huyện ven biển còn nhiều tiềm năng cho phát triển thì nguồn vốn đầu tư (cả vốn Nhà nước và vốn FDI) với quy mô nhỏ bé. Vì vậy, tỉnh cần phải tiến hành các hoạt động nhằm thu hút vốn đầu tư tại các địa phương, một mặt nâng cao đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh, mặt khác phát huy được thế mạnh của mỗi vùng.

Đối với các huyện ven biển, tỉnh cần thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhất là thành phần kinh tế tư nhân trong việc nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ; đánh bắt xa bờ; phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở cải tạo và mở rộng diện tích nuôi trồng ven biển, chuyển diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mô hình kinh tế trang trại với quy mô hợp lý. Tỉnh cần tiếp tục đầu tư

nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng giao thông, các dự án cảng cá neo đậu và trung tâm đóng tàu biển Thịnh Long.

Đối với các huyện còn lại, tỉnh cần đầu tư mở rộng các cơ sở kinh doanh đang hoạt động theo hướng hiện đại hoá hoặc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, trong tỉnh có gần 100 làng nghề, đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh đầu tư mở rộng các làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động trong lúc nông nhàn. Đồng thời, tỉnh phải có kế hoạch tìm đầu ra cho các sản phẩm kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu vực dân cư sinh sống.

1.3.2.4 Về cơ chế chính sách

Kinh tế dân doanh chưa có chính sách ưu đãi nhất quán so với kinh tế quốc doanh và chưa được khuyến khích động viên đúng mức, hỗ trợ một cách thiết thực.

Việc hỗ trợ thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư như tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý, đào tạo cán bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức quản lý và cung cấp thông tin kinh tế còn hạn chế. Các dịch vụ hiện có chủ yếu chỉ được tiến hành trên cơ sở thương mại.

Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, các hình thức huy động vốn khác như phát hành trái phiếu đô thị, vốn ODA, vốn FDI, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vốn vay hỗn hợp của các tổ chức tín dụng… chưa được phát huy rộng rãi. Vấn đề xã hội hoá đầu tư chưa cao nên việc kết hợp đầu tư Nhà nước và đầu tư của các thành phần kinh tế - đặc biệt là kinh tế tư nhân cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ công cộng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao chưa nhiều. Hình thức huy động vốn của các công ty cổ phần chưa linh hoạt nên chưa có khả năng tiếp cận với thị trường vốn.

Trình độ, năng lực quản lý của các chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư là xã, phường, trường học, bệnh viện…còn yếu nên trong hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, kéo dài.

Công tác giám sát đánh giá đầu tư là nhiệm vụ mới được Bộ Kế hoạch và đầu tư giao nhiệm vụ nên tỉnh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện.

Mặc dù các cụm công nghiệp, khu công nghiệp được tiến hành xây dựng từ năm 2001 song đến đầu năm 2004 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định mới đựoc chính thức thành lập; trong khu tình hình thực tiễn cần đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, đồng thời triển khai xây dựng khu công nghệ cao Mỹ Trung.

Có thể nói giai đoạn 2001-2006 đã đánh dấu sự chuyển biến về chất của nền kinh tế xã hội tỉnh Nam Định, góp phần cùng cả nước đi lên thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đặc biệt, trong các năm 2005, 2006 tỉnh đã đạt được những thắng lợi vượt bậc trên nhiều ngành, lĩnh vực, tạo tiền đề để đạt và vượt những chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn phát triển 2006 -2010, mở đầu cho thế kỷ mới, sự phát triển mới.

Các nguồn vốn đầu tư thực sự đã phát huy hiệu quả, tạo ra nhiều tài sản cố định cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực tăng lên, đời sống nhân dân từng bước cải thiện và nâng cao. Nền kinh tế tỉnh cũng như các ngành kinh tế đều có bước tăng trưởng khá và ổn định.. Các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư được tạo điều kiện khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng.

Tuy nhiên, trên chặng đường phát triển của tỉnh Nam Định vẫn còn không ít khó khăn. Vốn đầu tư với quy mô tăng lên hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu: vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương còn hạn chế; vốn FDI không đáng kể; tỷ lệ huy động vốn nhàn rỗi chưa cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động. Sản xuất công nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu chưa tạo được ưu thế riêng cho địa phương. Các tiềm năng của tỉnh chưa được khai thác tối đa phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Năng lực quản lý đầu tư ở một số nơi còn yếu kém, làm giảm hiệu qua đầu tư…Những vấn đề này đã và sẽ được chính quyền và nhân dân Nam Định nỗ lực giải quyết và tháo gỡ để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu cơ bản cho giai đoạn phát

triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010. Bằng những giải pháp thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, nhất định tỉnh Nam Định sẽ thực hiện thành công những mục tiêu nhiệm vụ đề ra để tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo xã hội và an ninh quốc phòng, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng.

1.3.2.5 Hoạt động quản lý đầu tư còn nhiều bất cập

Hiện nay tình trạng thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản diễn ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình đầu tư, trong tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Sự thất thoát lãng phí được biểu hiện ở việc thấy thoát về của cải, vật chất, hỏng, mất mát máy móc, nguyên vật liệu, thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động, bố trí lao động không hợp lý dẫn đến tình trạng có khi thừa lao động có khi thiếu lao động trong quá trình thực hiện dự án, thất thoát dưới dạng tiền vốn. Có thể thấy rõ qua bảng sau:

Bảng 1. 30: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực tế các ngành Đơn vị: triệu đồng STT Năm 2002 2003 2004 2005 Ngành Giá trị thực tế đạt được Giá trị thất thoát Giá trị thực tế đạt được Giá trị thất thoát Giá trị thực tế đạt được Giá trị thất thoát Giá trị thực tế đạt được Giá trị thất thoát 1 Nông nghiệp 48222 32148 48840 32560 51300 34200 56404 37602 2 CN, chế biến, cơ khí 12400 10146 16610 13590 32175 26325 18535 15165 3 Giao thông vận tải 22699 22699 28450 28450 29150 29150 33449 33449

4 Dịch vụ 71238 58359 110055 90045 67815 55485 80934 66219

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Nam Định

Nhìn vào bản trên ta thấy hàng năm có một số lượng lớn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bị thất thoát khi xây dựng công trình. Giá trị thực chất của các công trình thường chỉ chiếm 40 – 45% giá trị vốn đầu tư ban đầu được quyết toán. Đặc biệt, ở ngành giao thông vận tải giá trị thất thoát lên tới 50% tương ứng với 113.748 triệu đồng trong giai đoạn 2002 – 2005. Đây là một thực trạng đáng báo động khi mà hệ thống giao thông vận tải còn lạc hậu và hàng năm nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành này là rất lớn. Nguyên nhân của sự thất thoát

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w