2 Địa phương quản lý 1343019 1487078 174540 004105 471598 354
1.2.5 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo yếu tố cấu thành.
thành.
Phân theo yếu tố cấu thành, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được phân thành 3 nhóm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. Trong tổng số 15.609 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 được phân chia thành:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên tài sản cố định trong nền kinh tế. Đây là chi phí đầu tư chủ yếu gồm chi phí cho khảo sát, quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vốn sửa chữa lớn tài sản cố định góp phần tái tạo tài sản cố định trong nền kinh tế, lấy từ nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn của tỉnh Nam Định. Trong cả giai đoạn 2001-2006 nguồn vốn này lên tới 12.794 tỷ đồng, chiếm tới 81.96% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.
Vốn lưu động bổ sung tăng hoặc giảm trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2001-2006, tổng số vốn này là 1.591 tỷ đồng, chiếm 10.19%. Đây là nguồn vốn quan trọng để đảm bảo tái sản xuất không ngừng mở rộng. Quy mô nguồn vốn này nhỏ có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, vốn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, do đó cần quan tâm phát triển mạnh nguồn vốn này; thứ hai, vốn lưu động bổ sung dưới dạng sản phẩm dở dang ít. Đây lại là mục tiêu phấn đấu bởi vốn lưu động dưới dạng sản phẩm dở dang không nhằm đảm bảo sản xuất liên tục mà trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Bảng 1.3: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 theo yếu tố cấu thành Đơn vị: triệu đồng STT Yếu tố cấu thành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1725464 1825428 2125228 2487213 3230199 4215861 1 Vốn ĐT XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ 1467696 1555757 1787340 2114131 2594976 3274215 2 Vốn lưu động bổ sung 137768 125756 160965 198977 381134 586234 3 Vốn ĐT phát triển khác 120000 143915 176923 174105 254089 355412
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…Tổng nguồn vốn này của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2001-2006 là 1.224 tỷ đồng,
chiếm 7.84% tương đương với tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển cả nước.
Bảng 1.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 yếu tố cấu thành. Đơn vị: % STT Yếu tố cấu thành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1 Vốn ĐT XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ 85.06 85.23 84.10 85.00 80.33 77.66 2 Vốn lưu động bổ sung 7.98 6.89 7.57 8.00 11.80 13.91 3 Vốn ĐT phát triển khác 6.95 7.88 8.32 7.00 7.87 8.43
Căn cứ vào số liệu thống kê cho thấy: trong giai đoạn 2001-2006, mặc dù chiếm vị trí lớn trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh song tỷ trọng vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn tài sản cố định đang giảm dần tới mức xấp xỉ bình quân cả nước. Nguyên nhân một phần là do công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại Nam Định được thực hiện ngày một hiệu quả nên tiết kiệm vốn đầu tư cho xã hội, đặc biệt là vốn Nhà nước. Trong khi đó vốn lưu động bổ sung tăng dần qua các năm và tăng mạnh vào các năm 2004-2006 cùng với sự phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là của thành phần kinh tế tư nhân tại Nam Định trong thời kỳ này. Vốn cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phổ cập giáo dục, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…đang có xu hướng tăng lên, hứa hẹn sự gia tăng đáng kể của khoản mục đầu tư này trong tương lai. Xu hướng biến đổi về cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo yếu tố cấu thành là ngày càng cân đối, hài hoà giữa nhu cầu về vốn và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vốn được phân bổ hợp lý , sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng của các công trình, dự án.
Tỉnh Nam Định bao gồm 10 đơn vị hành chính: trung tâm là thành phố Nam Định và 9 huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng và Hải Hậu. Mật độ dân số cao nhất là thành phố Nam Định trên 5000 người/km2; còn lại các huyện từ 800 đến 1350 người/km2. Nam Định là tỉnh có điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội tương đối đồng đều trên toàn địa bàn nên vốn đầu tư phát triển phân theo vùng lãnh thổ cũng không có sự chênh lệch nhiều.
Bảng 1.5: : Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: triệu đồng STT Vùng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1725464 1825428 2125228 2487213 3230199 4215861 1 TP Nam Định 974239 1056159 1153292 1309438 1682201 2248740 2 H. Mỹ Lộc 62391 76381 88225 105874 155167 209107 3 H. Vụ Bản 75625 62703 72467 77767 87543 111299 4 H. Ý Yên 106351 108158 115500 137453 186456 250844 5 H. Nghĩa Hưng 80234 82239 98407 102990 123676 95278 6 H. Nam Trực 70509 71919 96827 152605 172880 174537 7 H. Trực Ninh 68395 69626 89097 127733 206904 169478 8 H. Xuân Trường 87645 89660 145686 151621 207250 287100 9 H. Giao Thuỷ 105880 96091 108370 139251 142450 257168 10 H. Hải Hậu 94195 112492 157357 182481 264672 412311
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Nhìn chung thành phố và các huyện trong toàn tỉnh đều có quy mô vốn đầu tư phát triển tăng lên hàng năm. Nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư các huyện và nhịp độ tăng trưởng chung toàn tỉnh tương đối ổn định. Song trong điều kiện tại các huyện, nhất là các huyện ven biển còn nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế thì nguồn vốn FDI với quy mô nhỏ bé (chỉ có 1 dự án về nuôi trồng thuỷ sản). Vì vậy, vấn đề đặt ra cho toàn tỉnh Nam Định nói chung và từng vùng nói
riêng là phải kêu gọi đầu tư nước ngoài vào TP Nam Định, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đối với các huyện cần chú trọng vào các lĩnh vực khai thác được lợi thế về điều kiện tự nhiên như khai thác nước khoáng thiên nhiên, trồng và chế biến cói xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn, phát triển làng nghề truyền thống như đúc đồng, cơ khí…Bên cạnh đó, phải thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư nâng cấp, làm mới hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật nông thôn, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Bảng 1. 6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: % STT Vùng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1 TP Nam Định 56.46 57.86 54.27 52.65 52.08 53.34 2 H. Mỹ Lộc 3.62 4.18 4.15 4.26 4.80 4.96 3 H. Vụ Bản 4.38 3.43 3.41 3.13 2.71 2.64 4 H. Ý Yên 6.16 5.93 5.43 5.53 5.77 5.95 5 H. Nghĩa Hưng 4.65 4.51 4.63 4.14 3.83 2.26 6 H. Nam Trực 4.09 3.94 4.56 6.14 5.35 4.14 7 H. Trực Ninh 3.96 3.81 4.19 5.14 6.41 4.02 8 H. Xuân Trường 5.08 4.91 6.86 6.10 6.42 6.81 9 H. Giao Thuỷ 6.14 5.26 5.10 5.60 4.44 6.10 10 H. Hải Hậu 5.46 6.16 7.40 7.34 8.19 9.78
Nhìn bảng số liệu ta thấy, vốn đầu tư phát triển vào TP Nam Định luôn chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư phát triển cả tỉnh, là do hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều tập trung ở thành phố. Vốn đầu tư vào thành phố lớn nhất trong giai đoạn 2001-2005 là năm 2005 đạt 1.682 tỷ đồng chiếm 52.08%. Với quyết tâm xây dựng TP Nam Định trở thành một đô thị trung tâm của nam đồng bằng sông Hồng, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích
đầu tư nước ngoài để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong tất cả các lĩnh vực.
Bảng 1. : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: % Vùng 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 5.79 16.42 17.03 29.87 30.51 1 TP Nam Định 8.41 9.20 13.54 28.47 33.68 2 H. Mỹ Lộc 22.42 15.51 20.00 46.56 34.76 3 H. Vụ Bản -17.09 15.57 7.31 12.57 27.14 4 H. Ý Yên 1.70 6.79 19.01 35.65 34.53 5 H. Nghĩa Hưng 2.50 19.66 4.66 20.09 -22.96 6 H. Nam Trực 2.00 34.63 57.61 13.29 0.96 7 H. Trực Ninh 1.80 27.97 43.36 61.98 -18.09 8 H. Xuân Trường 2.30 62.49 4.07 36.69 38.53 9 H. Giao Thuỷ -9.25 12.78 28.50 3.02 80.53 10 H. Hải Hậu 19.42 39.88 15.97 45.04 55.78
Vốn đầu tư phát triển phân theo huyện, thành phố là sự thống kê vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố; bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách cấp trên (tỉnh, Trung ương), vốn do huyện, thành phố điều hành; vốn của dân cư và tư nhân; vốn của doanh nghiệp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đây là cơ sở để hoạch định chính sách đầu tư trong tương lai, vừa đảm bảo tận dụng được lợi thế so sánh của từng vùng, vừa đảm bảo giữ vững an ninh trật tự và công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và tầng lớp dân cư.