Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ NỘI (Trang 31 - 33)

696 Phân xưởng Viên – PX001

1.2.2Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm bao gồm lương, phụ cấp, các khoản trích nộp theo lương…

Hiện nay, công ty xác định chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định và các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp ca ba, phụ cấp thu hút.

Chi phí nhân công trực tiếp trên bảng tính giá thành được chia thành hai khoản mục: chi phí lương và chi phí khác. Trong đó chi phí lương là khoản chi phí phải trả cho công nhân dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất ra và định mức tiền lương cho mỗi sản phẩm còn chi phí khác là các chi phí còn lại.

Các khoản mục trong chi phí nhân công trực tiếp được xác định và tính như sau: + Tiền lương sản phẩm: theo quy định của công ty lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính dưới hình thức lương khoán (được áp dụng từ ngày 01 tháng 08 năm 2005). Đây là bộ phận chính của chi phí nhân công trực tiếp được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành và định mức tiền lương.

Lương sản

phẩm i = Số lượng sản phẩm i hoàn thành trong kỳ x Đơn giá tiền lương khoán của sản phẩm i (5)

Để tính ra đơn giá lương khoán sản phẩm, phòng tổ chức hành chính cùng phòng kỹ thuật xem xét, đưa ra dựa trên cơ sở cấp bậc công việc, chi tiết theo từng công đoạn sản xuất, thời gian cần thiết để hoàn thành các công đoạn, hệ số sản phẩm, số công để hoàn thành… Sau những quá trình tính toán cần thiết, ta có được hệ số khoán, là cơ sở để tính được đơn giá lương khoán sản phẩm.

Đơn giá lương khoán sản phẩm:

Biểu số 14:

Stt Tên sản phẩm Đvt Đơn giá sản phẩm khoánHệ số Đơn giá khoán

1 2 3 4 5 6=4x5 1 Alverin Viên 1,035 1,367 1,415 2 Ankitamol Viên 2,036 1,367 2,783 3 Vitamin B1 Viên 0,442 1,367 0,604 … … … … … … 21 Cloramfenicol Lọ 21,275 1,304 27,743 22 Colydexa Hộp 35,150 1,304 45,836 … … … … … …

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

+ Lương khác: bao gồm lương trả cho công phát sinh trong việc nghiên cứu và sản xuất thử sản phẩm mới, lương tính theo chế độ, các khoản phụ cấp độc hại, ca ba, phụ cấp thu hút. Các khoản lương khác được tính như sau:

- Lương trả cho công phát sinh:

Trong quá trình sản xuất thường có những biến động và những phần việc phát sinh thêm ngoài định mức như công biến động pha chế, công biến động pha viên, công biến động ép vỉ,… thường xảy ra đối với những mặt hàng mới sản xuất hoặc trả cho công sản xuất thử các sản phẩm mới. Lương trả cho công phát sinh được tính cho từng phân xưởng. Khi đó:

Lương trả cho công

phát sinh = Số công thực hiện x Đơn giá một công (6)

- Lương chế độ: đây là khoản trả theo quy định của Nhà nước ví dụ như lương nghỉ phép, nghỉ ốm… theo quy định, trả cho những ngày đi họp, được tính trên cơ sở hệ số lương và mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước. Cụ thể:

Lương chế độ = Số ngày nghỉ x Đơn giá một ngày công (7)

- Các khoản phụ cấp ca ba: được chi trả cho những công nhân làm thêm ca ba, chi phí này được tính trên cơ sở 30% lương ngày của công nhân theo bậc lương tương ứng và số công thực hiện. Phụ cấp ca ba không phát sinh đều đặn mà có thể tháng có, tháng không tùy theo mức độ đòi hỏi của tiến độ công việc.

- Phụ cấp thu hút: là khoản phụ cấp áp dụng đối với các dược sỹ đại học, các cử nhân hóa học, cử nhân kinh tế, kỹ sư nhằm thu hút dược sỹ, chuyên môn hóa dược…để tăng cường công tác kỹ thuật, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và được áp dụng cụ thể như sau:

Biểu số 15:

Stt Chủng loại cán bộ Lương chính 1 – 3 năm Phụ cấp thu hút4 – 10 năm Trên 10 năm

1 Dược sỹ đại học 1.400.000 300.000 400.000 500.000

2 Cử nhân hóa học 1.400.000 200.000 300.000 400.000

Một phần của tài liệu THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPDP HÀ NỘI (Trang 31 - 33)