Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 6: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NÂNG CAO (Trang 36)

2.3.1. Khái niệm và nội dung phân tích

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn). Nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phí, nguồn vốn xây dựng cơ bản...); sau nữa, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn ở ngân hàng và vay các đối tượng khác). Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình thanh toán (nợ người cung cấp, nợ người lao động, nợ Ngân sách Nhà nước... kể cả số chiếm dụng bất hợp pháp).

Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích thường xem xét tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm luân chuyển vốn và tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 6: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NÂNG CAO (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w