Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu "Suất hao phí của vốn"

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 6: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NÂNG CAO (Trang 71 - 72)

II. Khả năng dài hạn 1 Năm tớ

2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu "Suất hao phí của vốn"

vốn"

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu suất hao phí, các nhà phân tích cũng tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu phản ánh suất hao phí của vốn trên từng mặt biểu hiện: suất hao phí của tổng số tài sản, suất hao phí của tài sản ngắn hạn, suất hao phí của tài sản dài hạn, suất hao phí của vốn chủ sở hữu, suất hao phí của vốn vay... Khi phân tích, trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh suất hao phí đã lựa chọn phù hợp với nguồn dữ liệu và mục đích phân tích, các nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập dữ liệu, tính toán giá trị của các chỉ tiêu và lập bảng phân tích suất hao phí các yếu tố đầu vào.

Bên cạnh tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu phản ánh suất hao phí nói trên, khi phân tích suất hao phí, các nhà phân tích còn đi sâu xem xét tình hình biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như chỉ tiêu "Suất hao phí của tổng tài sản", "Suất hao phí của vốn chủ sở hữu", ... Chẳng hạn, phân tích suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế, bằng cách nhân (x) và chia (:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này

với vốn chủ sở hữu, ta được : Suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế

= Tổng tài sản x Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Hay:

Suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế

= Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

x chủ sở hữu trên lợi Suất hao phí vốn nhuận sau thuế

Từ đây, ta thấy: để giảm suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận sau thuế, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để giảm hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế. Điều này buộc các nhà quản lý phải xác định được một cấu trúc tài chính hợp lý, vừa bảo đảm vốn cho kinh doanh, vừa bảo đảm an ninh tài chính lại vừa có hiệu quả nhất. Bằng phương pháp loại trừ, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế) đến sự thay đổi suất hao phí tài sản trên lợi nhuận sau thuế trong kỳ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, trong chừng mực nhất định, 2 nhân tố này có quan hệ ngược chiều nhau : để giảm hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu buộc phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc giảm vốn vay trong khi tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm tăng suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế. Vì thế, để giảm suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận sau thuế mà vẫn tăng vốn chủ sở hữu và giảm suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế, đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để sao cho tăng lượng hàng hóa bán ra, giữ nguyên hoặc tăng được giá bán, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận...

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 6: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NÂNG CAO (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w