Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ DỊCH vụ và CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ TRONG GIÁO dục đại học NHÌN từ góc độ SINH VIÊN TRƯỜNG hợp đại học KINH tế TP hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 32)

Để kiểm định vai trò quan trọng của các nhân tố trong việc đánh giá chung giá trị và chất lượng dịch vụ do trường Đại học Kinh Tế cung cấp, hai mô hình hồi quy được sử dụng. Mô hình 1, ở đó biến phụ thuộc là sự đánh giá toàn diện của sinh viên về giá trị dịch vụ do trường Kinh Tế cung cấp và biến độc lập là 6 nhân tố đại diện giá trị dịch vụ. Mô hình 2 có biến phụ thuộc là sự đánh chung của sinh viên về chất lượng dịch vụ của trường, và các biến độc lập là 3 nhân tố đại diện cho sự đo lường chất lượng dịch vụ. Bảng 4.2 và Bảng 4.3 trình bày kết quả hai phép phân tích hồi quy và thể hiện thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố giải thích cho giá trị dịch vụ và chất lượng dịch vụ, căn cứ trên hệ số beta chuẩn hóa.

BẢNG 4.2 Kết quả phân tích hồi quy – giá trị dịch vụ

Biến Hệ số beta (ββββ) Mức ý nghĩa (p)

F1 F2 F3 F4 F5 F6

Giá trị chức năng (thỏa mãn ước muốn) Giá trị tri thức

Hình ảnh Giá trị cảm xúc

Giá trị chức năng (giá cả/chất lượng) Giá trị xã hội 0.151 0.067 0.033 0.356 0.145 0.011 0.000 0.023 0.261 0.000 0.000 0.700

Ghi chú: Biến phụ thuộc: đánh giá chung của sinh viên về giá trị dịch vụ; các biến độc lập: 6 nhân tố đại diện cho giá trị dịch vụ.

R2 = 27%; F = 59.038; p < 0.000.

Bảng 4.2 cho thấy giá trị dịch vụ cảm nhận được xuất phát chính từ giá trị cảm xúc F4 (β = 0.356, p = 0. 000). Khi sinh viên có cảm xúc tốt về trường Đại học Kinh Tế, họ tin rằng họ đang nhận được giá trị từ nhà trường. Giá trị chức năng F1 (β = 0.151, p = 0. 000) liên quan đến khả năng thu nhập sau này của sinh viên và các mục tiêu nghề nghiệp của họ có một tác động lên sự xét đoán giá trị. Đồng thời, quan hệ giữa giá cả và chất lượng F5 (β = 0.145, p = 0. 000), một nhân tố thực dụng có mối ràng buộc chặt chẽ với khả năng của trường Kinh tế cung

25

cấp đủ dịch vụ cho sinh viên và làm cho họ tin rằng họ đang nhận được dịch vụ có chất lượng trao đổi với cái họ phải trả là học phí. Giá trị về tri thức F2 (β = 0.067, p = 0. 023), dưới hình thức chất lượng dạy và học đã tác động đến giá trị cảm nhận được. Giá trị hình ảnh và giá trị xã hội không là nhân tố được cảm nhận có ý nghĩa đáng kể (p > 0.05).

BẢNG 4.3 Kết quả phân tích hồi quy – chất lượng dịch vụ

Biến Hệ số beta (ββββ) Mức ý nghĩa (p)

F1 F2 F3

Hoạt động đào tạo Cơ sở vật chất Dịch vụ hỗ trợ và phục vụ 0.293 0.318 0.356 0.000 0.000 0.000

Ghi chú: Biến phụ thuộc: đánh giá chung của sinh viên về chất lượng dịch vụ; các biến độc lập: 3 nhân tố đại diện cho chất lượng dịch vụ.

R2 = 31%; F = 146.964; p < 0.000.

Bảng 4.3 thể hiện rằng ba yếu tố chính: hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ đều đóng vai trò quan trọng tác động đến chất lượng dịch vụ mà sinh viên cảm nhận được. Trong đó, nhân tố dịch vụ hỗ trợ và phục vụ F3 (β = 0.356, p = 0. 000) là nhân tố nổi bật nhất liên quan đến cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ của trường.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ DỊCH vụ và CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ TRONG GIÁO dục đại học NHÌN từ góc độ SINH VIÊN TRƯỜNG hợp đại học KINH tế TP hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 32)