Kết luận và những giải pháp:

Một phần của tài liệu Báo cáo:"PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (Trang 106 - 109)

Trong cơng cuộc xây dựng và phát triển nến kinh tế ở nước ta cho thấy sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm giữ những ngành then chốt đã gĩp phần đảm bảo các cân đối lớn của nghành kinh tế, điều tiết thị trường, đĩng gĩp nguồn tài chính đáng kế cho ngân sách. Tuy nhiên cịn nhiều nguyên nhân, hoạt động của các quốc doanh đã khơng khỏi bộc lộ nhiều yếu kém khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập cùng bè bạn quốc tế, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở thành gánh nặng của ngân sách nhà nước. Được tiếp cận với thực tế qua quá trình thực tập tại Cơng ty xuất nhập khẩu An Giang, em nhận thấy cơng ty đã đảm nhiệm khá tốt vai trị “đầu tàu” của mình đối với nền kinh tế xã hội tỉnh nhà cũng như cơng cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

Là một doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập từ rất sớm với số vốn ít ỏi ban đầu hiện nay quy mơ của cơng ty đã mở rộng hơn 150 tỷ đồng, hiệu quả hoạt động ngày được nâng cao, nguồn lực về tài chính cũng như về con nguời ngày càng mạnh mẽ. Đĩ là kết quả của sự phấn đấu khơng ngừng của tồn thể CB- CNV trong cơng ty. Trong đĩ yếu tố mang ý nghĩa quyết bao định bao trùm hơn cả là khả năng quản lý, sắp xếp, phân bổ nguồn lực tài chính tại đơn vị.

Qua tìm hiểu tình hình tài chính tại cơng ty, em nhận thấy cơng ty cĩ một số mặt mạnh sau đây:

Mt mnh:

- Khả năng tự tài trợ của cơng ty ngày được nâng cao phản ánh được hoạt động kinh doanh của cơng ty ngày càng hiệu quả.

- Khả năng thanh tốn trong dài hạn tương đối tốt nhờ cĩ khả năng tạo ra lợi nhuận để chi trả lãi vay.

- Cơng ty luơn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình thơng qua việc đẩy mạnh tiêu thụ để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

- Ngồi ra cịn cĩ những yếu tố khác cũng gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của cơng ty như là:

Các phịng ban được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cơng việc.

Bộ phận kế tốn luơn tuân thủ chặt chẽ chế độ kế tốn ban hành và các sổ sách, chứng từ luơn được lưu trữ cẩn thận, dễ kiểm sốt do đĩ tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi và quản lý tình hình tài chính tại đơn vị.

Được sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Tỉnh: ngồi việc được cấp vốn từ ngân sách nhà nước cơng ty cịn đượng hưởng những chế độ ưu đãi như: lãi suất

vay ưu đãi, được bù đắp tạm trữ, hổ trợ hợp đồng và luơn được cung cấp thơng tin nhanh chĩng để cĩ kế hoạch kinh doanh phù hợp… gĩp phần tạo nên lợi thế kinh doanh của cơng ty.

Hàng năm tiêu thụ lớn khối lượng nơng sản tại địa phương gĩp phần giải quyết đầu ra cho nơng dân, bình ổn giá lúa và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng với những khách hàng xuất khẩu trực tiếp ngày càng cải thiện hơn.

Cĩ một đội ngủ nhân viên giàu kinh nghiệm, và cơng tác đào tạo quản lý, nâng cao trình độ chuyên mơn của CB-CNV luơn được quan tâm để dảm bảo kinh doanh trong tình hình mới.

Đời sống CB-CNV luơn được nâng cao và luơn được tạo điều kiện thuận lợi để yên tâm cơng tác, do đĩ tạo nên nội lực rất lớn trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Sự thống nhất cao trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, đồng thời phát huy khả năng tự chủ, khuyến khích sự năng động sáng tạo của các đơn vị, cá nhân đã nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cơng tác ứng dụng tin học vào quản lý được cơng ty quan tâm và sử dụng rộng rãi, đặc biệt với mạng nội bộ nối kết tất cả các phịng ban tạo thuận lợi trong việc trao đổi quản lý và thi hành nhiệm vụ chung của cơng ty.

Tuy nhiên cịn một số vấn đề mà theo em nếu được khắc phục triệt để sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty hơn. Đồng thời em cũng xin đưa một vài giải pháp của mình để gĩp phần cải thện tình hình đĩ:

Về cơng tác đầu tư:

Cơng ty cĩ quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ mới chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng như: kho bãi, nhà cửa…, cịn việc đầu tư đổi mới máy mĩc cơng nghệ hiện đại để vẫn khá hạn chế. Máy mĩc chủ yếu được nâng cấp sửa chữa tại phân xưởng của đơn vị. Tuy đối với lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất và chế biến gạo, cơng nghệ tương đối ít thay đổi nhưng để đảm bảo hoạt động lâu dài và hiệu quả cơng ty cần quan tâm đầu tư nhiều hơn chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị tạo sản phẩm cĩ lợi thế cạnh tranh.

Về cơng tác quản lý tài sản lưu động:

Đây là loại tài sản chiếm khá lớn trong tổng tài sản của đơn vị do đĩ cần được quan tâm quản lý chặt chẽ. Mặt khác, nĩ cịn ảnh hưởng khả năng thanh tốn của đơn vị và thực tế những năm qua cho thấy những hạn chế trong việc quản lý này đã làm làm lãng phí vốn lưu động và làm cho khả năng thanh tốn của cơng ty tương đối thấp, cụ thể như là:

− Cơng tác quản lý khoản nợ phải thu của cơng ty chưa được tốt. Mặc dù những chính sách trả chậm hay bán chịu là rất cần thiết trong quá trình gia tăng tiêu thụ, mở rộng những mối quan hệ mới, nhưng để lượng vốn này bị chiếm dụng ngày càng nhiều như thế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, khơng đủ vốn để trang trải dẫn đến vay mượn phát sinh nhiều nợ nần và chi phí lãi vay làm giảm hiệu quả hoạt động. Đồng thời số vốn cịn nằm ở các khoản thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ và phải thu khác cũng khá nhiều. Do đĩ cơng ty cần cĩ chính sách quản lý khoản nợ này tốt hơn để bảo tồn vốn.

− Đối với việc quản lý hàng tồn kho: tình hình tồn kho của cơng ty một mặt phải đảm bảo đầy đủ cho cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ trong kỳ. Mặt khác ảnh hưởng bởi chỉ tiêu tạm trữ do Tỉnh chỉ đạo, chính điều này đã làm hạn chế vịng quay của hàng tồn kho mặc dù những năm qua cơng ty đã khơng ngừng gia tăng tiêu thụ. Ngồi ra, cịn do tình hình kinh doanh của các cửa hàng thương mại khơng được tốt lắm, lượng hàng tồn đọng hàng năm khá nhiều. Cơng ty cần cĩ biện pháp thiết thực hơn để cải thiện tình hình này để nâng cao khả năng thanh tốn của đơn vị.

Về tình hình sử dụng nguồn tài trợ bên ngồi:

Cơng ty sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngồi khá lớn, trong đĩ chủ yếu từ các tổ chức tín dụng. Do đĩ địi hỏi phải hoạt động kinh doanh cĩ hiệu quả, bởi vì sử dụng địn bẩy tài chính lớn như một con dao hai lưỡi: hoặc là giúp cho hiệu quả đạt được càng cao hơn hoặc là sẽ gây khĩ khăn về tài chính cho doanh nghiệp và cịn cĩ thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Nguồn vốn tín dụng này chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của cơng ty nên để giảm bớt rủi ro trên cơng ty cần đảm bảo sự cân bằng tương đối giữa lượng tài sản bị các đơn vị khác chiếm dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng. Tức là, hoặc cơng ty phải tích cực thu hồi các khoản nợ để giảm bớt vốn bị chiếm dụng hoặc tăng cường đi chiếm dụng các đơn vị khác bằng biện pháp hợp lý để giảm bớt áp lực vốn vay . Ngồi ra cơng ty vẫn cĩ thể tiếp tục sử dụng địn cân nợ như trên, nhưng phải tăng cường hơn nữa khả năng sinh lợi để phát huy tốt địn bẩy tài chính.

Về khả năng sinh lợi:

Mặc dù cơng ty luơn đẩy nhanh vịng luân chuyển vốn, đẩy mạnh tiêu thụ nhưng khả năng sinh lời cịn rất hạn chế. Lợi nhuận đạt được chưa tương xứng. Do đĩ để nguồn vốn của cơng ty được sử dụng thật sự cĩ hiệu quả, cơng ty cần nâng cao mức lợi nhuận này tức là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng một số biện pháp như:

− Giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí vì tỷ trọng giá vốn trong doanh thu hiện cịn rất cao.

− Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo vị thế cạnh tranh, vì hiện nay gạo xuất khẩu của cơng ty chủ yếu là loại gạo 25%, 15% chất lượng chưa cao đồng thời chưa cĩ một thương hiệu cụ thể sẽ khĩ khăn cho cơng ty để thâm nhập vào những thị trường khĩ tính như Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật bản…

− Mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ động tìm kiếm khách hàng xuất khẩu trực tiếp, vì tuy lượng tiêu thụ hàng năm của cơng ty rất cao nhưng phần lớn là hợp đồng cấp chính phủ nên lợi nhuận thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những nhận xét và một số giải pháp như trên, em cĩ những kiến nghị đối với cơng ty như sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo:"PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (Trang 106 - 109)