Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thiết bị Bưu đi (Trang 42 - 45)

III. hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy thiết Bị Bưu điện.

2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu như hạt nhựa ABS, quặng FERIT, các chi tiết cơ khí, dây êmay, keo và nam châm dùng để sản xuất vỏ máy điện thoại, ống nghe, tai nghe, bàn phím và loa… Nói chung, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong tổng giá thành sản xuất do đó việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Tại Nhà máy hiện nay sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khoảng trên 400 loại dẫn đến chủng loại nguyên vật liệu cũng rất phong phú trên 2500 loại khác nhau. Để quản lý tốt vật tư phục vụ sản xuất, nhà máy có 6 kho vật liệu gồm: Kho vật tư dụng cụ, kho kim khí, kho tạp phẩm, kho Thượng đình, kho PVC, kho Lim, kho bán thành phẩm.

Chi phí vật liệu được Nhà máy quản lý theo định mức tiêu hao định mức tiêu hao nguyên vật liệu được xác định cho từng loại sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm.

b.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Khi mua nguyên vật liệu, phòng Vật tư nhập kho được làm thành 3 Liên: Liên 1 lưu tại phòng vật tư, 2 Liên chuyển xuống kho, thủ kho làm thủ tục nhập kho vật tư: kiểm tra chất lượng vật tư, rồi ghi vào thực nhập và ký tên, Liên 2 đưa cho người bán làm thủ tục thanh toán, Liên 3 thủ kho giữ lại vào thẻ kho ( ghi số lượng ) và định kỳ gửi lên cho phòng kế toán ghi sổ

chi tiết vật liệu theo từng kho cho từng loại vật liệu (Nhà máy sử dụng phương pháp hạch toán thẻ song song để hạch toán chi tiết vật liệu ).

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tháng, nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao vật liệu, cán bộ phòng kỹ thuật ghi danh mục vật liệu cần lĩnh cụ thể về số lượng cụ thể, quy cách phẩm chất cho từng phân xưởng. Sau đó danh mục này được chuyển sang phòng vật tư để làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho do phòng Vật tư lập làm 3 liên (trong đó ghi rõ xuất vật tư gì, dùng để sản xuất sản phẩm và chi tiết nào, cho phân xưởng nào ). Liên 1 (gốc ) được lưu tại phòng Vật tư, 2 liên còn lại chuyển xuống kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho đồng thời kiểm tra vật tư tồn kho để giao vật tư cho người nhân rồi ghi và cột thực xuất và ký tên trên phiếu xuất kho. Liên 3 thủ kho giữ lại và gửi Liên 2 cho phòng Kế toán để kế toán vật tư ghi sổ chi tiết theo từng kho. Cuối quý, kế toán lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn vất tư, bảng kê tính giá thực tế vật liệu, bảng phân bổ vật tư tiêu hao theo từng kho và bảng tổng hợp TK 152, TK 153.

Kế toán dùng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập xuất tồn do sự phong phú về chủng loại vật tư và các hoạt động nhập xuất diễn ra thường xuyên. Giá thực tế vật liệu xuất dùng được xác định theo công thức sau:

Trị giá thực tế xuất kho trong quý.

= Trị giá hạch toán vật liệu xuất dùng trong quý. x Hệ số giá. Trong đó: Hệ số giá = Trị giá thực tế vật tư tồn đầu quý. Trị giá hạch toán vật

tư tồn đầu quý.

++ +

Trị giá vật tư nhập trong quý.

Trị giá hạch toán vật tư nhập trong quý.

Trị giá hạch toán được xác định cho từng loại vật tư, dựa trên giá thực tế vật tư mua kỳ trước, còn hệ số giá được tính theo từng quý và từng kho. Cụ thể, trong quý IV, kế toán tổng hợp tính giá thực tế ở kho Dụng cụ- Trần Phú.

- Trị giá thực tế tồn đầu kỳ : 453.469.834 (đồng) - Trị giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ : 15.599.355.264 (đồng) - Trị giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ : 430.271.553 (đồng) - Trị giá hạch toán vật liệu nhập trong kỳ: 13.987.445.852 (đồng)

Hệ số giá vật liệu = 453.469.834 + 15.599.355.264 430.271.553 + 13.987.445.852 = 1,1134 Giá thực tế VL xuất dùng = 12.493.686.868 x 1,1134 = 13.910.470.959 (đồng)

Theo số liệu vật liệu xuất dùng trực tiếp sản xuất quý IV năm 2000 kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 621 13.910.470.959 Có TK 154 13.910.470.959

Cuối quý, căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết vật tư, kế toán lập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu. Kết hợp các Bảng kê tại các cơ sở các kho để tiến hành tổng hợp và từ dòng tổng cộng của các bảng này, kế toán vật liệu dùng đẻ lập bảng tính giá thực tế vật liệu xuất dùng , chi tiết cho từng kho ( Biểu 2 ). Sau đó tổng hợp số liệu đối chiếu với thủ kho và lập Bảng phân bổ (Biểu 4) . Tiếp kế toán lập bảng tổng hợp TK 152,153 (Biểu3 ) Và ghi sổ Cái Tk 152 Nhà máy không lập Bảng kê số 4 và NKCT số 7 . trên cơ sở sổ tổng hợp TK 152 kế toán ghi sổ theo định khoản sau:

Nơ TK 621 : 24.049.849.009. Có TK 153 : 24.049.849.009. Thành phẩm xuất dùng cho sản xuất là:

Nợ TK 621 : 559.330.950. Có TK 155 : 559.330.950.

Vật liệu xuất dùng sử dụng không hết được nhập kho, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

Nợ TK 152 : 1.058.875.754. Có TK 621 : 1.058.875.754. Thu bồi thường vật tư thất thoát:

Nợ TK 138: 11.437.000 Có TK 621 : 11.437.000.

Doanh nghiệp điều chỉnh thuế nhập khẩu được giảm vào chi phí sản xuất:

Nợ TK 333: 668.182.520. Có TK 621 : 668.182.520.

Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm quý IV năm 2000.

Nợ TK 154 : 24.609.179.959. Có TK 621 : 24.609.179.979.

Biểu 02:

Bảng kê số 3

Tính giá thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thiết bị Bưu đi (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w