III. hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy thiết Bị Bưu điện.
x Mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu là 180.000 đông, trong quý này Nhà máy tính ra tổng lương cơ bản là 494.774.280 đồng và quỹ lương thực hiện là 338.228.400 đồng. Dựa trên kết quả này kế toán tính ra các khoản trích theo lương như sau:
- 15% BHXH theo lương cơ bản:
BHXH = 15% * 494.774.280 = 74.216.142 đồng. - 2% BHYT trích theo lương cơ bản:
BHYT = 2% * 494.774.280 = 9.895.486 đồng. - Trích KPCĐ 2% theo quỹ lương thực hiện:
KPCĐ = 2% * 338.228.400 = 67.164.568 đông.
Dựa trên các số liệu trên kế toán tiến hành phản ánh trên vào các NKCT và sổ Cái các tài khoản liên quan theo định khoản sau:
(1) Nợ TK 622 : 3.097.893.680 Có TK 334 : 3.097.893.680 ( 2) Nợ TK 622: 151.276.196 Có TK 338 : 151.276.196 3382: 74.216.142 3383: 9.895.486 3384: 67.164.568
Trong kỳ Nhà máy đã chi tiền công thuê ngoài gia công và đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Căn cứ vào Nhật ký tiền mặt thì quý IV năm 2000 (Biểu 06 ). Nhà máy đã chi 192.319.089 đồng. Kế toán đã tiến hành ghi vào số Cái TK 622.
Nợ TK 622: 192.319.089. Có TK 111 : 192.319.089. Biểu 06: Nhật ký Tiền mặt TK 111 Quý IV năm 2000
Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền
SH NT Nợ Có 3420 3541 3762 4011 17/10 21/11 23/11 25/12
Trả lương thuê ngoài tại Trần Phú
Trả lương thuê ngoài tại Thượng Đình
Trả lương thuê ngoài tại Lim Trả lương thuê ngoài tại TP
622 622 622 622 111 111 111 111 31.950.000 90.000.000 20.000.000 50.369.089 …. Tổng cộng 192.319.089 Biểu 07: Sổ Cái
Tài Khoản : Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu TK 622 Quý IV năm 2000
NT Diễn giải TK
đ/ứ Phát sinh Nợ Phát sinh Có
01/10
31/12
Số dư đầu kỳ
- Chi phí nhân công trực tiếp - Lương khối sản xuất - Trích BHXH
- Trích BHYT - Trích KPCĐ
- K/C chi phí nhân công. Cộng phát sinh cuối quý Số dư cuối kỳ 111 334 3382 3383 3384 154 192.319.089 2.097.893.680 74.216.142 9.895.486 67.164.568 2.441.488.965 2.441.488.965 2.441.488.965
2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung trong Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện bao gồm : - Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng.
- Chi phí công cụ dụng cụ cho quản lý phân xưởng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí thuê máy.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác.
* Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng cho quản lý chung bao gồm rất nhiều loại như dây cấp sơn, kính hàn, xe đẩy hàng… Nhà máy quản lý yếu tố chi phí này dựa trên kế hoạch chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của từng phân xưởng.
Hàng quý, kế toán vật liệu xuống kho kiểm tra thực tế lượng vật tư tồn đầu kỳ và cuối kỳ. Phương pháp tính giá trị vật tư xuất dùng trên cơ sở các số liệu kiểm kê và nhập kho tương tự nguyên vật liệu ở trên. Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, Nhà máy không thực hiện phân bổ mà đưa thẳng toàn bộ vào TK 627. Việc hạch toán như vậy đã làm tăng giá thành sản phẩm ở một kỳ nhất định.
Quý IV năm 2000, chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chung như sau: Nợ TK 6272 : 499.521.445.
Có TK 152 : 499.512.445. Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung:
Có TK 153 : 138.044.143. Thành phẩm dùng cho quản lý phân xưởng:
Nợ TK 6273 : 1.586.500. Có TK 155 : 1.586.500.
Trong quý này công cụ dụng cụ không sử dụng hết nhập lại kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho để ghi sổ:
Nợ TK 153: 3.473.409. Có TK 6273 : 3.473.409.
Phế liệu ở nhà máy thu hồi và đem bán ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK 111: 12.656.960
Có TK 627: 12.656.960
* Kế toán khấu hao TSCĐ..
Căn cứ để chi phí khấu hao TSCĐ là Chế độ quản lý khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định 166 /1999/QĐ-BTC, kết hợp với chế độ tài chính của ngành và kỳ hạch toán của Nhà máy là theo quý. Khấu hao cơ bản cũng được trích theo quý (trên sổ chi tiết TSCĐ ). Việc trích khấu hao vẫn trên cơ sở tăng ( giảm ) trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao hoặc thôi không trích khấu hao. Đối với những TSCĐ như máy móc thiết bị có tốc độ hao mòn vô hình nhanh, Nhà máy chọn cận dưới tức là thời gian hao mòn nhanh nhất, còn đối với những TSCĐ có tốc độ hao mòn vô hình chậm như vật kiến trúc, nhà xưởng thì chọn cận trên. Điều này phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tại nhà máy.
Kế toán TSCĐ lập danh sách TSCĐ với thời gian sử dụng và số năm khấu hao tương ứng nộp lên cục quản lý vốn và tài sản, nếu được chấp nhận thì Nhà máy căn cứ để tính khấu hao. Mức khấu hao của Nhà máy được tính toán theo kế hoạch cả năm sau đó chia cho mỗi quý một phần chi phí khấu hao chia cho 4 quý, quý IV sẽ chịu mức tăng giảm cho TSCĐ tăng giảm