L DB1.DB W2 T MW
SS2 PB Stop
PB Stop PB Start Băng tải Yoghurt Hủ nhựa LS SS1 Pít tông A P Sol a T Động cơ BT
Hình 5 – Cơ cấu chiết yoghurt
- Nhấn nút PB Stop thì hệ thống ngừng hoạt động.
Chú ý:Van khí là loại 5/2/ 1 side. Bình thường có khí nén mà không có tín hiệu điện thì pít tông nằm phía trái đóng miệng phễu chứa Yoghurt. Khi có tín hiệu điện tác động vào cuộn coil thì pít tông sẽ dịch chuyển qua phải làm mở miệng phễu.
Bài 10:
Một máy đóng gói sản phẩm rời thành các lốc sản phẩm bằng phương pháp màng co. Sản phẩm sắp xếp vào bao màng Plastic và đưa vào buồng gia nhiệt để làm co màng, sau khi đóng gói màng co xong được đi ra khỏi buồng. Sản phẩm được vận chuyển bằng 3 băng tải nối tiếp nhau( băng tải A vận chuyển sản phẩm trước khi vào buồng co, sản phẩm được co màng vận chuyển bởi băng tải B, băng tải chuyển lốc đóng gói đến khâu kế tiếp). Viết chương trình quản lý số lốc sản phẩm chứa ở trong buồng co màng.
Cho biết :
Vận tốc băng tải: VA = VC = 4VB;
Phát hiện sản phẩm bằng cảm biến quang.
Bài 11:
• Viết chương trình mô tả hoạt động của bộ tạo xung nhịp với tần số 5 Hz. Khi nhấn nút phát thì bộ tạo xung mới làm việc.
Bài 12:
• Viết chương trình phát 100 xung nhịp có tần số 2Hz. Khi nhấn nút phát thì bộ tạo xung
Bài 13:
Một hệ thống trộn 2 chất lỏng trong một bình chứa với mạch điều khiển hoạt động như sau (hình 6):
1. Khi ấn nút khởi động, nó tác động lên Fill valve 1 và Fill valve 2, cho phép 2 chất lỏng bắt đầu đổ vào bình chứa.
2. Khi bình chứa được đổ đầy, công tắc dó mức SS đi lên làm ngắt 2 valve fill 1 và 2, và khởi động động cơ Mixer để trộn 2 chất lỏng.
3. Động cơ được cho chạy trong vòng 2 phút, sau đó tự động ngừng động cơ lại và cho mở Drain valve để xả chất lỏng ra.
4. Khi bình chứa đã xả hết thì thì SS ngắt Drain valve.
5. Người ta có thể dùng nút STOP để dừng
quá trình xử lý bất kỳ lúc nào. Hình 6 – Hệ thống khuất trộn 6. Số lần trộn là 3 mẻ trộn và sẽ kết thúc. Nếu thực hiện lại ta phải nhấn nút Reset. 7. Nếu động cơ quá tải thì toàn bộ mạch sẽ ngưng hoạt động.
Bài 14:
Hệ thống trộn bê tông định lượng các thành phần: sạn, cát, ximăng, nước theo thứ tự Cát - > sạn -> ximăng -> nước , khối lượng cho một mẻ là: Sạn = 200 kG, cát = 400 kG, Ximăng 200 kG, nước = 0.1 m3) . Cơ cấu định lượng được đặt trên 4 cảm biến tải trọng (Loadcell) được phân bố ở 4 góc của cơ cấu và trọng lượng phân bố tại trọng tâm.
Giả thiết đặc tính:
• Cảm biến: tải trọng đo G=1000 kg. Thang tín hiệu điện áp u = 0 ÷ 10 V
• Thang điện áp ngõ vào của mô đun Analog của PLC là 0 ÷ 10 V; tương ứng với giá trị trạng thái là 0 ÷ 26400.
Viết chương trình đọc và hiển thị giá trị thực của khối lượng từng thành phần và của cả mẻ đo được trên giao diện chương trình PLC.
Bài 15:
Hãy thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển của một công đoạn đóng kềm trong quá trình ép sản phẩm nhựa (hình 7) với yêu cầu kỹ thuật sau:
Hình 7 - cơ cấu kềm ép
Nữa khuôn trên
Nữa khuôn dưới
S1S2 S2 S3 1A p1 p2
Nhấn nút khởi động 1S thì pittông ép 1A sẽ đi lên với tốc độ v1 (ứng lưu lượng Q = 80 l/min), S2 tác động thì pittông 1A tiếp tục đi lên với vận tốc v2 (ứng lưu lượng Q = 10 l/min), S3 tác động thì áp suất ép tăng đến giá trị 40 Mpa thì ngưng ép. Bắt đầu phun nhựa lỏng vào khuôn và làm nguội trong thời gian 30 giây (s) thì pittông 1A bắt đầu đi xuống để lấy sản phẩm nhựa ra khỏi khuôn và gặp S1 tác động thì kết thúc 1 chu trình ép.
Cho biết:
• Áp suất của bơm dầu là p = 50 bar.
• Van lưu lượng tuyến tính có đặc tính: Q = 0 ÷ 100 l/min, tương ứng thang điện áp điều khiển u = 0 ÷ 10 V.
• Cảm biến áp suất có đặc tính: p = 0 ÷ 50 bar, tương ứng thang điện áp điều khiển u = 0 ÷ 5 V.
• Thang điện áp ngõ vào của mô đun Analog của PLC là 0 ÷ 10 V; tương ứng với giá trị trạng thái là 0 ÷ 26400.
Tài liệu tham khảo:
[1]. “Statement List for S7-300 and S7-400 Programming”
Siemens, Germany.
[2]. “Automation with Micro PLC SIMATIC S7-200”
Siemens, Germany.
[3]. “S7-300 Programmable Controller Installation and Hardware” Siemens, Germany.
[4]. “ A beginner’s guide to PLC”
OMRON, Japan.
[5]. Peter Rohner, “Automation With Programmable Logic Controllers”
UNSW PRESS
[6]. “Textbook for Programmable guide” Mitsubishi Electric
[7]. “Programmable Controller Programming” NAIS, Matsushita Electric
[8]. Lê Văn Tiến Dũng, “Hướng dẫn thực hành PLC và mạng PLC” Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, năm 2003.