Về môi trường kinh doanh của xí nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn "Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp" (Trang 63 - 67)

3. Phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm của xí

3.1. Về môi trường kinh doanh của xí nghiệp

Là một xí nghiệp trực thuộc công ty Thực Phẩm Hà Nội nên phần nào chịu sự ảnh hưởng của công ty, được phân công làm nhiệm vụ chuyên khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp. Do địa điểm gần chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân nên rất thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu đầu vào cho xí nghiệp giảm bớt chi phí cho vận tải, bốc dỡ… hạ giá thành sản phẩm, chính vì thế thị trường đầu vào cho sản xuất chủ yếu là địa bàn Hà Nội, ngoài ra thì xí nghiệp còn tổ chức thu mua tại nơi trồng trọt, chăn nuôi ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây. Mặt khác do địa điểm thuận lợi gần trung tâm thương mại của Hà Nội nên việc tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi, xí nghiệp cung ứng sản phẩm cho các siêu thị, khách sạn, khu trung cư, các chợ lớn, các đại lý bán buôn trên địa bàn Thủ đô. Xí nghiệp xác định được một trong những đối thủ cạnh tranh lớn là hãng sản xuất tương ớt Trung Thành, công ty thực phẩm Miền Bắc… chính vì vậy xí nghiệp luôn đặt mục tiêu nghiên cứu phương hướng hạ giá thành , nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng thị trường hiện vẫn là vấn đề nóng bỏng của xí nghiệp, hiện địa bàn chính cho tiêu thụ sản phẩm là Hà Nội và các thành phố lớn, sắp tới xí nghiệp có phương hướng đẩy mạnh cho việc tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh thành lân cận, từng bước đưa sản phẩm mới( nem chay) xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Như vậy thị trường đầu vào của xí nghiệp đã đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất được diễn ra liên tục không bị gián đoạn là điều kiện thuận lợi để xí nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Còn thị trường đầu ra hiện nay còn bị thu hẹp ở Thủ đô và một số tỉnh thành lân cận mà chưa tận dụng và mở rộng ra các địa phương đây là một bài toán mà ban lãnh đạo xí nghiệp cần giải quyết trong những năm tới.

3.2. Tình hình phát triển doanh thu và cơ cấu doanh thu

Mở rộng và phát triển doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, tới tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Xí nghiệp đặc biệt quan tâm và áp dụng nhiều biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa như

nâng cao chất lượng, hạ giá thành, xúc tiến yểm trợ bán hàng, gia tăng dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng…

Biểu 2.4: Cơ cấu doanh thu

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của phòng KD)

Từ những số liệu ở biểu trên, có thể thấy rằng doanh thu của năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, qua đó cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng do xí nghiệp đã xây dựng được một kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt. Để có được kết quả như vậy, xí nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Doanh thu từ hoạt động bán buôn chiếm tỷ trọng lớn hơn, và ngày một gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2000, kinh doanh từ bán buôn chỉ đạt 2.21 tỷ đồng, trong khi đó bán lẻ là 1,85 tỷ đồng. Từ năm 2001 đến 2004 thì doanh thu từ bán buôn tăng từ 61% năm 2001 lên 72% năm 2004 và đây cũng là hình thức kinh doanh chủ yếu. Nhu cầu tiêu dùng của người dân không những tăng mạnh mà họ còn rất khó tính trong việc đòi hỏi cao về chất lượng của mặt hàng, hình thức phải đẹp bắt mắt, thương hiệu sản phẩm phải lớn, giá cả phải hợp lý. Chính vì thế xí nghiệp đã không ngừng tăng quy mô hoạt động sản xuất và rất chú trọng đến chất lượng, hạ giá thành trên một đơn vị sản phẩm bằng việc nhập những thiết bị sản xuất hiện đại, tận dụng tối đa những mặt lợi từ khâu đầu vào lẫn sản xuất và tiêu thụ. Doanh thu của xí nghiệp tăng qua các năm từ

2000 2001 2002 2003 2004 Chỉ tiêu Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Bán buôn 2,21 54 3,19 61 3,85 67 5,12 70 5,86 72 Bán lẻ 1,85 46 2,07 39 2,13 33 2,24 30 2,28 28 Tổng doanh thu 4,06 100 5,26 100 5,98 100 7,36 100 8,14 100

4,06 tỷ năm 2000 lên 8,14 tỷ năm 2004 chứng tỏ sản phẩm của xí nghiệp đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hà Nội. Tình hình doanh thu của xí nghiệp ngày càng tăng chứng tỏ xí nghiệp làm ăn có hiệu quả tuy nhiên tổng doanh thu còn thấp, nếu xí nghiệp biết tận dụng những lợi thế và có một chiến lược kinh doanh hợp lý thì sẽ phát triển tốt trong những năm sắp tới.

3.3. Tình hình phát triển mặt hàng

Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trong phạm vi thủ đô, đó chính là một phần hạn chế của xí nghiệp. Khi đời sống của người dân trong cả nước ngày một nâng cao thì khả năng mua và thanh toán của họ cũng được nâng cao mà xí nghiệp đã bỏ qua một thị trường lớn đó là người dân ở các địa phương có mức sống trung bình đó là một thiếu sót lớn, xí nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của họ thì sẽ tiêu thụ mạnh được ở các địa phương đó. Tuy xí nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp để mở rộng và phát triển mặt hàng kinh doanh, nhưng danh mục mặt hàng của xí nghiệp vẫn còn hạn hẹp và tốc độ tăng doanh thu từ những mặt hàng truyền thống chưa được cao.

Biểu 2.5: Tình hình mặt hàng qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Qua số liệu của bảng cho thấy phần lớn các doanh số của các mặt hàng mà xí nghiệp kinh doanh đều có xu hướng tăng doanh thu năm sau tăng hơn năm trước, một số mặt hàng chủ lực tăng rất mạnh điều đó cho thấy đường lối kinh doanh do ban lãnh đạo của xí nghiệp đề ra là rất có hiệu quả. Các mặt hàng khác của xí nghiệp rất đa dạng: nem, giò chả, xa lát, rau, đồ hộp, tương, mộc nhĩ, xúc xích… chính những mặt hàng này đem lại doanh thu rất lớn cho xí nghiệp và ngày càng cao, hiện nay xí nghiệp đang đưa vào thị trường nhiều sản phẩm hơn nữa.

Mặt hàng do xí nghiệp trực tiếp sản xuất thì lại doanh thu thấp hơn so với các mặt hàng kinh doanh khác, đó là điều mà xí nghiệp nên quan tâm khi mở rộng, đa dạng các mặt hàng khi quyết định sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn "Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp" (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)