Mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của xí

Một phần của tài liệu Luận văn "Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp" (Trang 76 - 79)

nghiệp trong những năm tới

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập của dân cư, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm của nhân dân ngày càng cao, mức độ khó tính của người tiêu dùng ngày càng cao, điều đó là vấn đề mà toàn ngành sản xuất thực phẩm phải giải quyết. Để đáp ứng được thì ngành cần phải nhận biết:

- Nhu cầu thực phẩm công nghệ biến đổi, những mặt hàng có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ tăng trưởng mạnh.

- Trong thời gian gần đây, việc ngộ độc thức ăn là một vấn đề nổi cộm. Vì vậy, an toàn thực phẩm được người tiêu dùng ngày càng chú ý và nó còn là vấn đề sống còn đối với danh tiếng của toàn ngành thực phẩm.

- Không những các mặt hàng có chất lượng cao sẽ tăng nhanh trong thời gian tới mà còn đòi hỏi những sản phẩm với bao bì, mẫu mã trang trí đẹp, bảo đảm chất lượng.

- Xu hướng phát triển của nền nông nghiệp và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nông nghiệp nông thôn, tỷ trọng lương thực và thực phẩm qua chế biến

sẽ tăng lên trong tổng giá trị lương thực, thực phẩm đưa ra thị trường sẽ tăng rất nhanh. Từ đó ngành thực phẩm có thể có được mục tiêu và phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Sản phẩm của xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp rất đa dạng, những sản phẩm như tương ớt, mắm, măng… hiện ở thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại do các công ty khác sản xu ất, trước hết xí nghiệp phải nắm bắt được những vấn đề trên.

1.1. Mục tiêu của xí nghiệp trong thời gian tới

Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý của bộ thương mại, của chính phủ được giao trực tiếp sản xuất và bán một số hàng thực phẩm. Xí nghiệp gặp phải nhiều khó khăn như nguồn vốn bị hạn chế, dẫn tới quy mô kinh doanh bị hạn chế, chế độ lương thưởng, khuyến khích lao động cũng thấp đi… Chính vì vậy xí nghiệp cần xây dựng được một kế hoạch kinh doanh và giải pháp thúc đẩy kinh doanh tốt từ đầu vào, đầu ra, sản xuất là một điều kiện cần và đủ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thắng lợi trong cạnh tranh.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của ngành Thương mại Hà Nội và định hướng phát triển, mục tiêu chiến lược của xí nghiệp là phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Dịch vụ bảo quản và các dịch vụ Thương mại khác đáp ứng nhu cầu khách trong nước và quốc tế, từng bước đưa xí nghiệp phát triển đa lĩnh vực, vừa sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, vừa nghiên cứu ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Để đạt được mục tiêu phát triển của xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp đặt ra thì cần phải tập chung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tập chung phát triển hệ thống tiêu thụ thị trường nội địa, trên địa bàn Thành phố và các Tỉnh Thành phố.

- Thực hiện chiến lược đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ cho sản xuất, đầu tư xây dựng.

- Khôi phục và đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm truyền thống đã được người tiêu dùng quan tâm, tín nhiệm. Và các mặt hàng đã có Thương hiệu trên thị trường.

- Triển khai việc áp dụng lĩnh vực Công nghệ thông tin trong hệ thống điều hành, quản lý kinh doanh và quảng cáo thương hiệu, cũng như nhãn hiệu sản phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội nói chung và của xí nghiệp nói riêng.

- Thúc đẩy và phát triển mạnh việc nghiên cứu thị trường, quảng bá rộng rãi về Thương hiệu Công ty Thực phẩm Hà Nội cũng như xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp, quảng bá các mặt hàng, nhãn hiệu của từng sản phẩm của xí nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường cũng như của người tiêu dùng.

1.2. Phương hướng của xí nghiệp trong thời gian tới

- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh doanh với tốc độ nhanh, mở rộng thị trường bán buôn và xuất khẩu, thực hiện vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường khu vực ở khâu bán buôn và những mặt hàng thiết yếu đối với nhân dân.

- Chủ động khai thác nguồn hàng ổn định với chất lượng cao và giá cả hợp lý, bảo đảm phát triển kinh doanh bền vững, thiết lập quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chủ động đầu tư hoặc liên doanh với các doanh nghiệp khác, xây dựng một số dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất một số sản phẩm mà xí nghiệp có thế mạnh và nhu cầu thị trường đòi hỏi.

- Áp dụng đồng bộ các chính sách và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn đấu hạ thấp tỷ suất chi phí lưu thông, tăng lợi nhuận, tăng nghĩa vụ ngân sách và tăng thu nhập của người lao động.

- Tăng cường và làm thật tốt công tác tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Đồng thời giữ uy tín của xí nghiệp trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, phát triển thị phần…

- Mở rộng mạng lưới tiêu thụ qua các kênh phân phối và phối hợp đồng bộ với các chính sách xúc tiến tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Luận văn "Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp" (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)