Bảng 8: Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty H

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁNTƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

IV. Tài sản lưu động khác

Bảng 8: Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty H

Qua phân tích sơ bộ, kiểm toán viên nhận thấy

- Biến động hàng tồn kho: tăng 160.73%. Trong đó đáng chú ý là giá trị nguyên vật liệu tồn kho lại giảm 10.42%, giá trị công cụ dụng cụ tồn kho và chi phí sản

Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004

Chênh lệch

Tổng doanh thu 111.390.233.712 109.267.544.641 -2.122.689.070 1. Doanh thu thuần 111.390.233.712 109.267.544.641 -2.122.689.070 2. Giá vốn hàng bán 101.666.530.634 94.148.307.732 -7.518.222.902 3. Lợi nhuận gộp 9.723.703.078 15.119.236.910 5.395.533.832

xuất kinh doanh dở dang tăng không đáng kể. Nhưng giá trị thành phẩm tồn kho tăng mạnh 1273.15% và giá trị hàng hoá tồn kho cũng tăng đáng kể 180.2%

- Giá trị nguyên vật liệu tồn kho và giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không còn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hàng tồn kho như năm trước mà thay vào đó trong năm nay giá trị thành phẩm tồn kho và giá trị hàng hoá tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu: 51.30% và 22.12% trong giá trị hàng tồn kho.

Đối với sự thay đổi bất thường này, kiểm toán viên phỏng vấn nhân viên khách hàng và được giải thích đó là do công ty mới nhập một lô máy mới và chưa tiến hành xuất bán như chính sách của công ty đối với mặt hàng mới sản xuất. Chính vì vậy mà giá trị thành phẩm tồn kho và giá trị hàng hoá tồn kho tăng mạnh.

Kiểm toán viên đánh giá sự biến động này của hàng tồn kho không phải là biến động bất thường song cần tập trung chú ý đối với chu trình thành phẩm tồn kho và chu trình hàng hoá tồn kho trong khi tiến hành kiểm toán.

1.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro:

Sau khi thu thập những thông tin chung về Công ty và phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành đánh giá mức trọng yếu đối với Báo cáo tài chính của đơn vị đã lập. Mức trọng yếu được xác định dựa trên các chỉ tiêu:

+ 0.5% - 1% Doanh thu thuần + 1% - 2% Lãi gộp

+ 5%- 10% Lợi nhuận trước thuế. Đối với những khách hàng nhạy cảm thì tỷ lệ áp dụng là 3%- 5%, việc đánh giá tính nhạy cảm sẽ do kiểm toán viên chính thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch. Để có được nhận định đúng đắn về khách hàng, kiểm toán viên chính sẽ dựa vào kinh nghiệm để lập Bảng xác định tính nhạy cảm áp dụng cho từng đối tượng. Có thể lấy ví dụ như:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁNTƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM (Trang 31 - 32)