IV. Tài sản lưu động khác
T: cộng dồn và đúng.
Số liệu phát sinh tăng, giảm được lấy từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, sổ cái TK 152, TK 621, TK 627 và TK 642…
642… và sổ tổng hợp, chi tiết được tính cộng dồn chính xác. Số liệu đầu kỳ và cuối kỳ khớp đúng với Bảng cân đối của doanh nghiệp.
*Công ty thép F: hàng tồn kho được xác định gồm có nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm tồn kho và hàng gửi bán. Có bảng tổng hợp:
Bảng 11: Tổng hợp hàng tồn kho Công ty F:
( trích Giấy làm việc số 1F)
Nội dung Số dư đầu kỳ PS tăng PS giảm Số dư cuối kỳ NVL 25.519.711.821 92.548.532.386 92.058.241.622 26.010.002.58 5 CCDC 5.345.898 9.836.510 1.587.979 13.594.429 CP sxkd dd 5.404.166.997 102.768.915.030 101.171.223.575 7.001.858.452 TP tồn kho 13.404.321.564 17.005.258.974 9.225.344.589 21.184.235.94 9 Hàng gửi bán 572.482.468 100.278.941 465.615.281 207.146.128 Cộng 43.761.063.812 209.163.494.521 202.922.013.046 50.002.545.28 7 T, AFS T, TB T, TB T, TB
Trong đó: T - đã cộng đúng.
TB - đã đối chiếu Bảng cân đối số phát sinh và đúng.
AFS - đối chiếu Báo cáo kiểm toán năm 2003 do Công ty kiểm toán T thực hiện và đúng.
*Công ty thương mại H: là khách hàng kiểm toán năm đầu, chính vì vậy không thể kiểm tra số dư đầu kỳ theo cách đã tiến hành tại 2 khách hàng trên. Kiểm toán viên tổng hợp hàng tồn kho (bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho):
Bảng 12: Tổng hợp hàng tồn kho Công ty H:
( trích giấy làm việc số 1H)
Nội dung Số dư đầu kỳ Số PS tăng Số PS giảm Số dư cuối kỳ NVL 3.740.835.535 93.927.166.889 94.316.989.049 3.351.013.375 CCDC 149.403.476 221.000.475 214.436.206 155.967.745 CP sxkd dd 4.939.509.967 63.767.255.078 63.432.822.601 5.273.942.444 TP tồn kho 1.234.496.798 20.627.982.007 4.911.015.628 16.951.463.177 Hàng hóa tồn kho 2.608.291.822 6.337.646.203 1.637.462.165 7.308.475.860 Cộng 12.672.537.598 184.881.050.653 164.512.725.649 33.040.862.602 T, # T, TB T, TB T, TB
# - Doanh nghiệp đã tiến hành kiểm kê hàng tồn kho vào thời điểm 31/12/2003, kết quả được ghi trong Báo cáo tài chính năm 2003. Kiểm toán viên đối chiếu thấy không có chênh lệch.
Bước 2: Kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Đối với số phát sinh trong kỳ, kiểm toán viên sử dụng phương pháp kiểm tra chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa mua ngoài nhằm mục đích khẳng định tính
có thật của các nghiệp vụ. Trong giai đoạn đầu khi tìm hiểu chung về các khách hàng, kiểm toán viên đã phần nào xác định được số lượng cũng như quy mô mẫu chọn. Trình tự kiểm tra đi ngược lại trình tự vào sổ của kế toán.
*Công ty dệt lụa E: vật tư hàng hoá nhập về chủ yếu là các loại sợi, tiêu chí chọn mẫu được đặt ra là các phiếu nhập xuất có giá trị lớn trên 20.000.000đ, tập trung vào các tháng cuối năm (quý 4). Công việc kiểm tra theo thứ tự từ Sổ cái đến các Bảng kê, nhật ký chứng từ và đối chiếu với chứng từ gốc. Kết quả thể hiện trên giấy làm việc: