II Thiết bị vận tải và phương tiện vận tải:
VI-/ THUẾ GTGT VÀ MỘT SỐ SỬA ĐỔI TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT XÂY DỰNG.
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT XÂY DỰNG.
Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia để đầu tư cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, văn hoá, xã hội... Vì vậy đóng nộp thuế đầy đủ là nghĩa vụ của các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong diện phải nộp thuế đối với Nhà nước.
Để công tác thu thế đối với các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh được công bằng và chặt chẽ, tránh những nhược điểm trước đây của thuế doanh thu như chưa công bằng cho các đối tượng chịu thuế, còn nhiều kẻ hở dẫn đến việc trốn thuế, lậu thuế. Khai khôngđúng doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp đơn vị mình và thuế donh thu bị đánh trùng lặp cho một loại sản phẩm hàng hoá, tất cả những điều này gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế của Nhà nước.
Để thay thế luật thuế doanh thu chính phủ đã ban hành luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 02/1997, QH9 ngày 10/5 /1997 và Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành thuế GTGT.
1-/ Định nghĩa:
Theo điều 1 chương I của NĐ 28/1998 /NĐ-CP của Chính phru thì : Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Căn cứ vào luật thuế GTGT số 02/1997 /QĐ9 ngày 10/5/1997.
Căn cứ vào Nghị định số 18/`998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ. Bộ tài chính đã ra thông tư số 89/1998 ?TT-BTC gnày 27/6/1998 hướng dẫn thực hiện nghị định 78 CP.
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng chó sản xuất kinh doanh và tiêu thụ ở Việt nam, trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định của điều 4 chương I NĐ 28/1998/NĐ -CP của Chính phủ.
Đối tựơng phải nộp thuế theo qui định tại điều 3 luật GTGT và
Điều 3 : Nghị định số 28 /1998 TNĐ-CP thì tất cả các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt nam, không phần biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chúng là cơ sở kinh tế) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Như vậy các doanh nghiệp xây lắp, các công ty xây dựng công trình giao thông trong cả nước đều nằm trong đối tượng nộp thuế GTGT.
2-/ Căn cứ vào phương pháp tính thuế :
a-/
Giá tính thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định tại điều 7 luật thuế GTGT và điều 6 của Nghị định síi 28/1998 /NĐ - CP, giá tính thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ được xác định cụ thể đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng (không phân biệt có bao thầu hay không có bao thầu vật tư, nguyên nhần gía tính toán thuế GTGT là giá xây dựng, lắp đặt của các thuế GTBT.
Trường hợp xây dựng lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn và tiến độ hạng mục công trình, phần việt làm thành bàn giao thì thuế GTGT tính đến phần giá trị hoàn thành bàn giao.
b-/
Thuế suất GTGT:
Các doanh nghiệp xây dựng lắp đặt nói chung và doanh nghiệp xây dựng giao thông 82 nói riêng đều áp dụng mức thuế 10% trên tổng giá thanh toán chưa có thé. Đối với các nguyên nhân vật liệu như cát, đá, sỏi, xi măng sắt thép.. nhập vào trong qúa tình sản xuất của công ty đều.
áp dụng mức thuế suất 10%
3-/ Phương pháp tính thuế GTGT:
Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp là phương pháp khấu trứ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Công ty CDCTGT 842 áp dụng phương pháp khấu trừ.
a-/
Phương pháp khấu trừ thuế :
* Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nưcớ ngàoi, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác trừ các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
* Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào Trong đó:
+ Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất GTGT của hàng hoá dịch vụ đó.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra, khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT phải nộp và tổng số tiền người mua phải thanh toán. trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính thêm giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
Riêng đối với hàng hoá, dịch vụ đặc thù dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế thì giá chưa có thuế và thuế GTGT được tính như sau :
Giá chưa có thuế = Giá ghi hoá đơn = Thuế GTGT Thuế GTGT =
a% : thuế suất GTGT đối với mặt hàng đó.
* Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu.
* Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vao sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sịnh trong tháng được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp trong tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Riêng đối với TSCĐ mua vào lớn khấu trừ 3 tháng mà chưa hết thì được xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ.
b-/
Phương pháp tính thuế trực tiếp GTGT. * Đối tượng áp dụng :
+ Các cá nhân sản xuất kinh doanh người Việt nam.
+ tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế:.
+ Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đã quí, ngoại tệ * Xác định thuế GTGT phải nộp.
= x = -
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra la giá thực tế bên mua phải trả cho bên bán, bao gồm cả GTGT và các khoản phụ thu phí thu thêm mà bên mua phải trả.
- Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào (gồm cả thuế GTGT ) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vao sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.
Đối với xây dựng lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng,lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ đi chi phí vật tư, nguyên liệu, chi phí máy thi công động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phụ vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
- Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế :
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xac định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đru hoá đơn chứng từ bán hàng hoá dịch vụ, xác định được đúng doanh nghiệp bán hàng hoá dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ nhưng không có đầy đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu (x) với tỉ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
Tổng cục thuế hướng dẫn các cục thuế xác định tỉ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các ngành nghề.
Tất cả những qui định trên đây được Nhà nước qui định thi hành thống nhất trong cả nưcớ bắt đầu từ ngày 1/1/1999. Đối với Công ty xây dựng công trình giao thông 842 công tác thực hiện NĐ số 28/1998 NĐ-CP của Chính phủ được tiến hành rất tốt, phòng TC-KT của Công ty đã tập hợp các văn kiện hướng dẫn của Nhà nước, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện đối với tất cả các phòng ban, tổ đội sản xuất một cách rất dễ hiểu cho các cán bộ CNV trong Công ty.
Để thự hiện tốt công tác kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp bộ tài chính đã ra thông tư số 10/1998 /TT- BTC ngày 15/7/1998.
- Căn cứ luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997 QH 9 ngày 10/5/1997.
- Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành thuế GTGT
- Căn cứ thống tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 18/1998 /NĐ-CP.
Bộ tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT như sau:
1-/ Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo qui định của chế độ kế toán hiện hành và quid dịnh tại thông tư này.
- Đối với doanh nghiệp xây lắp thực hiện theo phương pháp khấu trừ thuế thực hiện luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng thu nhập hoạt độngt ài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mùa vào được kế toán qui định :
+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT).
+ Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có GTGT đầu vào.
2-/ Các cơ sở kinh doanh phải kế toán chính xác, trung thực theo các chỉ tiêu:
- Thuế GTGT đầu ra phát sinh
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. - Thuế GTGT phải nộp đã nộp và còn phải nộp.
- Thuế GTGT được hoàn lại - Thuế GTGT được giảm
Doanh nghiệp xây lắp phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo qui định của Bộ tài chính theo phương pháp khấu trừ, dùng hoá đơn GTGT do bộ tài chính phát hành trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá cả thuế GTGT ) khi lập hoá đơn chứng từ cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các yếu tố qui định và ghi rõ.
- Giá bán (chưa có thuế GTGT).
- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá ban (nếu có) - Thuế GTGT
4-/ Tài khoản kế toán :
Doanh nghiệp xây lắp cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh khác tính theo phương pháp khấu trừ được bổ sung tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ " và đổi tên tài khoản 3331 "thuế donh thu " thành TK 3331 " thuế GTGT phải nộp".
4.1- Thuế GTGTđược khấu trừ - TK 133, tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đã khấu trừ và còn được khấu trừ và được hạch toán theo qui định sau :
4.1.1- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu không hạch toán riêng được thì số GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133 cuối kỳ xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỉ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra số GTGT đầu vào khôngđược tính vào giá vốn hàng hoá bán ra trong kỳ.
- Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng hoá ra của kỳ kế toán sau:
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hợp đồng sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trài bằng các nguồn kinh phí khác thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào TK 133, số thuế GTGT đầu vào khôngđược khấu trừ được tính vào giá của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
4.1.2- Kết cấu và nội dung phản sánh của TK 133. Bên nợ : số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên có : - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư bên nợ : Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn alị nhưng NSNN chưa hoàn trả.
TK 133 có 2 TK cấp 2:
+ TK 1331 - thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ + TK 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
4.1.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :
- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt độn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế, kế toán phải ánh giá trị vật tư hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển bốc xếp, thuê kho bãi... từ nơi mua về doanh nghiệp kế toán ghi :
Nợ TK 152 Nguyên vật liệu
Nợ TK 153 Công cụ dụng cụ
Nợ TK 156 hàng hoá
Nợ TK 211 TSCĐ
Nợ TK 611 Mua hàng
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán )
- Khi đưa ngày vào sản xuất kế toán ghi Nợ TK 621, 641, 642, 241...
Nợ TK 133, thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331(Tổng giá thanh toán ).
- Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, KT ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có 133 - Thuế GTGT được khấu trừ - Khi nộp thuế GTGT vào NSNN
Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112...
- Nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn so thuế GTGT đầu ra thì được cơ quan thuế xét hoàn vốn, khi nhận được tiền kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có KT 133 - thuế GTGT được khấu trừ.
- Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách viên được ghi :
Nợ TK 152, 153, 156, 211... giá mua chưa có thuế GTGT Có TK 111, 112, 331...
Cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu : Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo % giữa doanh thu chịu thuế GTGT với tổng doanh thu trong kỳ ghi :
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ: