Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và các khoản giảm trừ doanh thu

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ (Trang 39 - 42)

4. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

4.3.2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và các khoản giảm trừ doanh thu

4.3.2.1. Hạch toán doanh thu

Tuỳ thuộc vào các hình thức tiêu thụ khác nhau mà nội dung hạch toán các nghiệp vụ khác nhau. Tại Mỹ có các phương thức tiêu thụ sau

- Tiêu thụ trực tiếp

+ Bán hàng thu tiền ngay; + Bán hàng trả chậm

- Hợp đồng sẽ mua lại hàng: tương tự hình thức vay vốn với tài sản thế chấp chính là số hàng đem bán;

- Tiêu thụ với quyền được trả lại hàng; - Bán hàng uỷ thác.

Các bút toán phản ánh doanh thu là giống với Việt Nam nhưng do có thêm các phương thức tiêu thụ và thanh toán nên có vài điểm khác biệt sau:

- Với phương thức tiêu thụ hợp đồng mua lại hàng + Khi bán hàng

Nợ TK “Tiền”

Có TK “ Nợ phải trả” + Khi mua lại hàng

Nợ TK “ Nợ phải trả” Nợ TK “ Chi phí lãi vay” Nợ TK “ Chi phí lưu kho”

Có TK “ Tiền”

- Với phương thức tiêu thụ với quyền trả lại hàng

+ Nếu ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng theo tổng giá bán của cả lô hàng thì khi có hàng bán trả lại kế toán phản ánh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại;

+ Nếu ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng sau khi trừ đi doanh thu hàng bán trả lại ước tính

Phản ánh doanh thu toàn bộ lô hàng Nợ TK “ Tiền mặt”

Nợ TK “ Phải thu của khách hàng” Có TK “ Doanh thu bán hàng”

Sau đó phản ánh doanh thu hàng bán trả lại ước tính Nợ TK “ Doanh thu hàng bán bị trả lại ước tính”

Có TK “ Dự phòng doanh thu hàng bán bị trả lại”

Khi quyền trả lại hàng mua hết hiệu lực, kế toán tiến hành điều chỉnh số hàng thực tế bị trả lại

+Nếu ghi nhận doanh thu khi quyền trả lại hàng mua hết hiệu lực: Căn cứ vào số hàng bán được thực tế để ghi sổ

4.3.3.2. Hạch toán giảm trừ doanh thu

- Các nghiệp vụ như giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại hạch toán giống với Việt Nam, riêng khoản chiết khấu thương mại không được ghi lại trên sổ kế toán vì số chiết khấu này đã được phản ánh trong giá bán thực tế của doanh nghiệp

- Riêng với chiết khấu thanh toán có hai cách ghi nhận

Cách 1: Phản ánh cả doanh thu bán hàng và khoản phải thu ở người mua theo giá hoá đơn. Cách này hạch toán tương tự như Việt Nam

Cách 2: Phản ánh doanh thu bán hàng theo giá trị thuần sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán

- Khi bán hàng

Nợ TK “ Phải thu người mua” : Giá trị thuần( Đã trừ CKTT) Có TK “ Doanh thu bán hàng”

- Khi thanh toán trong thời hạn hưởng chiết khấu Nợ TK “ Tiền mặt” : Giá trị thuần

Có TK “ Phải thu của khách hàng” - Khi thanh toán sau thời hạn hưởng chiết khấu Nợ TK “ Tiền mặt “

Có TK “ Doanh thu chiết khấu thanh toán” Có TK “ Phải thu của khách hàng”

Qua việc nghiên cứu đặc điểm kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm ở Mỹ và Pháp ta thấy kế toán Việt nam có nhiều điểm tương đồng với kế toán Quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt do điều kiện khác nhau giữa Việt Nam và các nước .Hệ thống chuẩn mực Việt Nam đang dần được hoàn thiện để phù hợp với thông lệ Quốc tế.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w