Hạch toán thành phẩm

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ (Trang 37 - 38)

4. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

4.2.1. Hạch toán thành phẩm

4.2.1.1. Tính giá thành phẩm

Nội dung tính giá nhập kho thành phẩm tại Pháp cũng căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh như ở Việt Nam. Tuy nhiên, để tính giá thành phẩm xuất kho kế toán Pháp chỉ sử dụng các phương pháp sau đây

- Tính giá bình quân cả kỳ dự trữ; - Tính giá bình quân sau mỗi lần nhập; - Phương pháp nhập trước xuất trước.

4.2.1.2. Phương pháp hạch toán thành phẩm

- Phương pháp kiểm kê định kỳ được sử dụng rộng rãi, còn phương pháp kê khai thường xuyên chỉ phục vụ cho kế toán phân tích nhằm tính giá thành của thành phẩm…

- Xét với phương pháp kiểm kê định kỳ: Với phương pháp này, các TK cơ bản như TK 33” Sản phẩm dở dang”; TK 34” Dịch vụ dở dang”; TK 35 “ Tồn kho sản phẩm” chỉ được sử dụng theo dõi số tiền đầu năm và số tiền cuối năm. Số chênh lệch giữa tồn đầu năm và tồn cuối năm được thể hiện ở TK 713” Chênh lệch tồn kho”. Tài khoản này được xếp vào thu nhập như một tài khoản điều chỉnh thu nhập cuối niên độ:

+ Kết chuyển đầu năm: Nợ TK 713

+ Kết chuyển cuối năm Nợ TK 33,34,35

Có TK 713

Như vậy đã có sự khác biệt, ở Việt Nam TK 632 vừa theo dõi giá trị thành phẩm nhập kho trong kỳ vừa theo dõi chênh lệch tồn kho thành phẩm đầu kỳ và cuối kỳ để cuối kỳ kết chuyển giá vốn xác định kết quả. Tại Pháp, trong kỳ đã tập hợp mọi chi phí vào tài khoản chi phí cho nên nếu cuối kỳ tồn kho nhiều hơn so với đầu kỳ thì lại được xem như một khoản thu nhập và ngược lại.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w