Nhận xét đối với công tác thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI VIETINBANK - HÀ TÂY (Trang 54 - 59)

VIII. Các chế độ thuế

6.Nhận xét đối với công tác thẩm định tài chính dự án

Qua thực tế thẩm định dự án “Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất gạch lát nền Granite công suất 1.5 triệu m2/năm” của công ty cổ phần Viglacera Thăng Long cho thấy tất cả các bước trong thẩm định hồ sơ vay vốn đều được thực hiện đầy đủ. đảm bảo tiến hành đúng theo quy trình của chi nhánh Vietinbank. Tuy nhiên công tác thẩm định vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định. Cụ thể:

- Thẩm định khách hàng: hồ sơ tín dụng đầy đủ nhưng việc các số liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp chưa đảm bảo hoàn toàn tính xác thực do không có các văn bản chứng thực cũng như không có các tài liệu kiểm toán kèm theo. Vì vậy việc thẩm định lại cơ cấu tài chính của công ty và các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp là cần thiết để đảm bảo chính xác khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh giá độ an toàn tài chính của dự án đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Song Viglacera Thăng Long là khách hàng đã nhiều năm, có mối quan hệ rộng khắp có ảnh hưởng lớn tới thị trường. đồng thời cũng là bạn hàng uy tín của Vietinbank Hà Tây do đó cán bộ tín dụng cũng đã nắm bắt được tương đối sát sao tình hình tài chính của công ty.

công ty. đầy đủ các nội dung. Thẩm định tài chính chi tiết theo quy trình của ngân hàng. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn được tính toán dựa trên cơ sở so sánh đối chiếu với các dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất đã thực hiện và giá cả các nguyên vật liệu trên thị trường. Về cơ cấu nguồn vốn. nguồn vốn tự có chiếm 31.92% tổng nguồn vốn. nguồn vốn vay chiếm tới 68.08% tổng vốn đầu tư. Nhìn chung đây là cơ cấu nguồn vốn không thực sự an toàn tuy nhiên ngân hàng đã thẩm định chặt chẽ tính pháp lý cũng như khả năng huy động bằng các văn bản ràng buộc được thống nhất giữa các bên về điều kiện vay vốn, hình thức thanh toán, kế hoạch giải ngân. Dòng tiền của dự án được thẩm định bằng việc phân tích chi tiết các khoản mục trong doanh thu và chi phí của dự án. các giả định về số lượng sản phẩm bán ra hàng năm, giả định tăng chi phí hàng năm của tiền lương, phí quản lý.…sau năm 1 chi phí tăng 12% nhưng các năm sau chi phí không tăng. như vậy là phù hợp với thực tế và phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất gạch ốp lát, vì sau khi đi vào hoạt động công nhân đã thành thạo với sản xuất dây chuyền mới thì sản lượng sản phẩm tạo ra sẽ tăng, số sản phẩm lỗi giảm mà không cần phải tuyển thêm lao động. Với lãi suất chiết khấu 10.5%, đây là lãi suất cho vay phù hợp với chính sách của Ngân hàng nhà nước và thực tế. Các chỉ tiêu tài chính được tính toán tương đối đầy đủ, theo đúng phương pháp, đảm bảo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền. - Thẩm định tài sản đảm bảo: với tư cách là một khách hàng lớn và có quan hệ tín dụng uy tín đối với ngân hàng tài sản đảm bảo cho dự án của công ty chính là dây chuyền sản xuất hình thành từ vốn vay. ngoài ra công ty còn có hai dây chuyền sản xuất và quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng vì vậy đảm bảo khả năng thu hồi nợ khi cần thiết

Kết luận: Nội dung thẩm định dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch nói chung và nội dung thẩm định tài chính của dự án nói riêng nhìn chung rất đầy đủ tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số thiếu sót trong việc thẩm định tổng vốn đầu tư và đánh giá rủi ro của dự án do ngân hàng vừa bổ sung. sửa đổi nội dung. quy trình. quy chế thẩm định dự án vay vốn nên các cán bộ thẩm định nhầm lẫn giữa quy chế mới và quy chế cũ

6.1. Kết quả đạt được

6.1.1Quy trình thẩm định tài chính khoa học

Các công đoạn thẩm định được tiến hành khá bài bản và logic từ việc hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn. tiếp nhận hồ sơ vay. thẩm định hồ sơ vay. thẩm định khách hàng đến thẩm định dự án đầu tư. lập thành tờ trình… Quy trình thẩm định rõ ràng tạo cơ sở để công tác thẩm định hồ sơ vay vốn được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ thẩm định tuân thủ nghiêm túc.

vay vốn được tiến hành khá bài bản. có liên hệ chặt chẽ chứ không chồng chéo lên nhau. Ngoài ra việc chuyên môn hóa trong công tác thẩm định ở từng cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo phòng khách hàng doanh nghiệp giúp rút ngắn thời gian đánh giá khách hàng. Nhờ đó vừa phát huy được tính độc lập trong từng công tác của mỗi cá nhân. vừa tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan nên hoạt động ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó công tác rủi ro cũng ngày càng được coi trọng trong quá ttrinhf xem xét hồ sơ. các dự án thường được tái thẩm định hàng năm để gia tăng tính an toàn cho món vay đồng thời giúp ngân hàng có biện pháp xử lý với những trường hợp nghi vấn. nâng cao hệ số an toàn ch vay.

6.1.2 Vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định

Trong quá trình thẩm định tài chính dự án. các cán bộ thẩm định của chi nhánh đã vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định như phương pháp so sánh đối chiếu. phương pháp phân tích độ nhạy. phương pháp dự báo đem lại sự chính xác cao ở những đánh giá mang tính định tính và cả định lượng. Nhờ đó hỗ trợ ngân hàng quyết định có nên cho vay đối với dự án đo hay không đồng thời nâng cao tính an toàn của khoản vay. Các biện pháp này ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong công tác thẩm định tại Vietinbank nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

6.1.3. Nội dung thẩm định tài chính ngày càng hoàn thiện

Các khoản tín dụng lớn thường được phê duyệt với những khách hàng có đủ năng lực và uy tín. Thẩm định tư cách khách hàng cũng được cán bộ tín dụng tương đối quan tâm.

Ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp. giờ đây ngân hàng cũng rất chú trọng trong việc cập nhật các thông tin từ nhiều nguồn khác: CIC. cơ quan quản lý doanh nghiệp. thông tin từ phòng quản lý chi nhánh. thông tin từ NHCT Việt Nam để có những đánh giá khách quan. trung thực hơn về đối tác. từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đưa ra những quyết định phù hợp trong trường hợp cần thiết.

Trong thẩm định tài sản đảm bảo. chi nhánh luôn xem xét kỹ lưỡng những khách hàng có tài sản đảm bảo bằng cách thế chấp tài sản hoặc giấy tờ có giá hoặc những khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng. Do chú trọng trong khâu thẩm định tài sản đảm bảo vì vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong những năm qua giảm đáng kể.

6.1.4. Về trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng

Các cán bộ làm việc tại chi nhánh chủ yếu tốt nghiệp đại học và trên đại học. hầu hết đều khá trẻ. năng động và nhiệt tình trong công tác. tận tụy với nghề. Chi nhánh cũng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nhờ đó các cán bộ đều nắm vững chuyên môn nghiệp vụ. nắm chắc quy trình thẩm định và hiểu biết nhiều lĩnh vực cũng như nhanh

kinh nghiệm. dày dặn kĩ năng và chuyên môn sâu. đảm bảo chất lượng thẩm định nhất là các dự án có quy mô lớn và phức tạp. tính rủi ro cao.

Ngoài ra các cán bộ thường xuyên được tập huấn. trau dồi kiến thức. bồi dưỡng nghiệp vụ. chia sẻ hỗ trợ thông tin và kinh nghiệm cho nhau nhằm nâng cao trình độ. từ đó đảm bảo cho quá trình thẩm định đạt hiệu quả cao.

6.2. Hạn chế

6.2.1 Hạn chế về quy trình thẩm định

Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp. tình hình sử dụng vốn. tiến độ thực hiện dự án và kết quả kinh doanh sản xuất của dự án chưa được thường xuyên quan tâm xuyên suốt dự án.

Hiện tại ngân hàng chưa có phòng thẩm định dự án. phong thẩm định rủi o riêng biệt. Tất cả các hoạt động trên chủ yếu do các cán bộ tín dụng phòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện. Một cán bộ kiêm khá nhiều công đoạn. áp lực lớn do khối lượng công việc nhiều khiến họ đôi khi không có đủ thời gian để thu thập. cập nhật các thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như các số liệu liên quan khác. từ đó làm giảm tính chính xác của các kết quả cuối cùng.

6.2.2. Hạn chế trong phương pháp thẩm định

Hiện nay. rất nhiều dự án áp dụng phương pháp phân tích rủi ro chỉ dừng lại ở phương pháp phân tích độ nhạy với các yếu tố cơ bản.

Phương pháp thẩm định tài chính theo trình tự thường thiên về kiểm tra tính đầy đủ của các căn cứ pháp lý và hồ sơ trình duyệt. do đó bị hạn chế về tính xác thực trong hồ sơ xin vay vốn của khách hàng

Phương pháp so sánh các chỉ tiêu hay rơi vào tình trạng so sánh máy móc. cứng nhắc hoặc chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu giữa các năm mà chưa có sự so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Một dự án cần được xem xét thẩm định kĩ càng trên nhiều phương diện khác nhau. nhiều góc độ khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. có những tiêu chuẩn riêng vì vậy. sử dụng nhiều biện pháp phân tích rủi ro giúp ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn. tổng thể hơn về dự án.

6.2.3. Hạn chế về nội dung thẩm định tài chính dự án

Các chỉ tiêu trong thẩm định tài chính dự án khá đầy đủ nhưng trong thực tế không thực hiện phân tích đầy đủ các chỉ tiêu. hầu hết chỉ chú trọng đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án như NPV. IRR. thời gian hoàn vốn. điểm hoàn vốn còn một số chỉ tiêu như tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư. lợi ích – chi phí. năng lực

ánh được chắc chắn dự án này có hiệu quả thực tiễn hay không.

Dựa vào dòng tiền để xác định được hiệu quả của dự án nên việc xác định doanh thu và chi phí của dự án là việc rấ quan trọng. Nhưng trong việc xác định chi phí hàng năm các khoản tính mới mang tính áng chừng. hầu hết đầu dựa trên số liệu hồ sơ của khách hàng. Trong một số dự án. một số khoản tính không được tìm hiểu thực tế. tính toán chỉ đảm bảo đủ khoản mục nhưng chưa đảm bảo tính chính xác. hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân tích độ nhạy của dự án mới chỉ dừng ở việc phân tích sự biến động của các yếu tố thông thường như: doanh thu. chi phí chưa quan tâm đến ảnh hưởng của lạm phát. tỷ suất chiết khấu. tổng nguồn vốn…

6.2.4. Hạn chế về đội ngũ cán bộ tín dụng

Đôi khi cán bộ tín dụng cần có khả năng “cảm nhận” được nhiều vấn để ẩn sâu sau dự án khi trực tiếp xuống xem xét tại cơ sở cũng như sự biến động của thị trường. Muốn vậy họ phải có kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực. có trình độ tin học thành thạo.…để hỗ trợ trong công việc. Tuy nhiên. hiện nay tại chi nhánh một cán bộ thẩm định phải bao quát quá nhiều công việc. do đó hiệu quả công việc đôi khi không được đảm bảo. Ngoài ra việc sử dụng máy tính và ứng dụng linh hoạt công nghệ trong khi phân tích thẩm định dự án còn hạn chế.

6.2.5. Hạn chế trong khai thác công nghệ ứng dụng và công tác thu thập thông tin

Hiện nay tại chi nhánh mới chỉ áp dụng chủ yếu là phần mềm Excel để thiết lập các bảng tính doanh thu. chi phí…của dự án. Khi phân tích rủi ro. độ nhạy của dự án chỉ dùng lệnh Table trong Excel để phân tích. mà chưa có một phần mềm đặc dụng để đánh giá rủi ro trong các dự án như phần mềm Master. phân tích tình huống. phương pháp Monte Carlo…vì vậy phân tích độ nhạy chỉ dừng lại ở phân tích hai chiều với sự biến động của hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí.

6.3. Nguyên nhân

6.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Khi phân tích độ nhạy của dự án. ngân hàng đã áp dụng nhiều phương pháp để phân tích độ nhạy của dự án khi các yếu tố doanh thu. chi phí thay đổi theo một chiều và cả hai chiều. tuy nhiên. nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả tài chính của dự án như: lãi suất chiết khấu. lạm phát giá cả. tăng giảm vốn đầu tư. biến đổi giá…chưa được quan tâm đúng mức do trình độ về tin học còn hạn chế vì vậy không phát huy được tính chủ động. sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ.

Cán bộ chủ yếu thu thập thông tin từ chính doanh nghiệp. tuy đã bắt đầu chú trọng hơn trong việc tham khảo một số thông tin từ các cơ quan uy tín song quá trình

hưởng tới công tác thẩm định tại chi nhánh.

6.3.2. Nguyên nhân khách quan

Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc đại đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Ngoài ra các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thực sở hữu tài sản và quản lý Nhà nước đối với bất động sản chưa thực hiện kịp thời việc cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sở hữu, hoặc sử dụng tài sản. Định hướng phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn cho công tác thẩm định và quyết định cho vay ở chỗ, xét về mặt tài chính thì đạt nhưng xét về mặt kinh tế - xã hội thì không được duyệt.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI VIETINBANK - HÀ TÂY (Trang 54 - 59)